(VTC News) - Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng công tác nhân sự cần phải làm tốt hơn nữa.
Chiều 25/4, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến đánh giá kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIII và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa XIV.
Tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng, sắp tới cần đánh giá rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác nhân sự để khóa sau làm sao tính thời điểm đại hội Đảng và bầu Quốc hội sát nhau.
“Nếu không tháng 3 bầu, tháng 7 lại bầu lại. Tháng 3 vừa tuyện thệ, tháng 7 lại tuyên thệ tiếp thì không thiêng lắm”, ông Hà Ngọc Chiến nói.
Nêu ra hạn chế, ông Chiến đề nghị trong thời gian tới cần tập trung làm tốt công tác nhân sự.
Trong khi đó, nhìn nhận về những hạn chế của kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội đã thẳng thắn đưa ra 4 hạn chế.
Các báo cáo cần đánh giá sâu hơn vai trò quyết định của nhân dân trong việc đồng thuận, ủng hộ và thực hiện tốt các chủ trương, quyết sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhiệm kỳ vừa qua.
Ông Phúc cũng cho rằng việc thảo luận về các nội dung kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016-2020 có nội dung chưa sâu, chưa làm rõ được vấn đề và trách nhiệm của từng Bộ, ngành.
Cùng với đó là chương trình kỳ họp có nội dung bố trí còn chưa hợp lý, cần nghiên cứu cách thức bố trí sắp xếp, điều chỉnh chương trình phù hợp, linh hoạt theo từng nội dung và diễn biến thực tế của kỳ họp.
“Một số nội dung giải trình, tiếp thu chưa thỏa đáng. Việc xin ý kiến biểu quyết từng nội dung, điều khoản chưa khoa học, còn mang tính hình thức. Việc tổng hợp, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội đôi khi còn chậm, chưa đầy đủ, một số tài liệu gửi đến các vị đại biểu Quốc hội chậm”, ông Phúc nói.
Cho ý kiến về việc tuyên thệ của các lãnh đạo nhà nước tại kỳ họp thứ 11, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, việc tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án TAND tối cao đã để lại dấu ấn và các đại biểu đều tâm đắc, điều đó thể hiện trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo nhà nước trước dân. Tuy nhiên, việc tuyên thệ chưa chặt chẽ.
“Khi đã tuyên thệ thì phải rất nghiêm túc, nhất thiết từ đoàn chủ tịch đến đại biểu Quốc hội phải đứng lên”, ông Tỵ đề xuất.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, trong công tác nhân sự phiếu phát ra phải chú ý, ta phải làm gương, mẫu mực cho địa phương.
Vừa qua có tình trạng phiếu phát ra không có dấu, phải thu hồi lại khiến thời gian đợi chờ kiểm phiếu rất lâu, gây bức xúc cho nhiều đại biểu.
Kết luận phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, nhiều đại biểu ở địa phương nói bầu nhân sự làm kém địa phương thì chúng ta cần rút kinh nghiệm trong kỳ họp tới.
Đại biểu góp ý thời gian thảo luận ở đoàn lâu quá và hồ sơ bầu nhân sự không đưa cho đại biểu nghiên cứu thì chúng ta cần rút kinh nghiệm về việc này, đại biểu họ phản ánh như vậy là đúng. Đã là nhân sự thì phải cụ thể và chặt chẽ.
“Việc tuyên thệ của lãnh đạo nhà nước tại kỳ họp thứ 11 đã nhận được sự đồng tình của người dân, đó là hình ảnh thiêng liêng, xúc động, tuy nhiên cần hoàn chỉnh lại nội dụng tuyên thệ để có nghi thức tuyên thệ quốc gia. Đã là tuyên thệ thì tuyên thệ của lãnh đạo nhà nước phải giống như nhau” – Chủ tịch Quốc hội nói.
Phạm Thịnh
Chiều 25/4, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến đánh giá kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIII và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa XIV.
Ông Hà Ngọc Chiến phát biểu chiều 25/4 (Ảnh: VPQH) |
Tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng, sắp tới cần đánh giá rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác nhân sự để khóa sau làm sao tính thời điểm đại hội Đảng và bầu Quốc hội sát nhau.
“Nếu không tháng 3 bầu, tháng 7 lại bầu lại. Tháng 3 vừa tuyện thệ, tháng 7 lại tuyên thệ tiếp thì không thiêng lắm”, ông Hà Ngọc Chiến nói.
Nêu ra hạn chế, ông Chiến đề nghị trong thời gian tới cần tập trung làm tốt công tác nhân sự.
Trong khi đó, nhìn nhận về những hạn chế của kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội đã thẳng thắn đưa ra 4 hạn chế.
Các báo cáo cần đánh giá sâu hơn vai trò quyết định của nhân dân trong việc đồng thuận, ủng hộ và thực hiện tốt các chủ trương, quyết sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhiệm kỳ vừa qua.
Ông Phúc cũng cho rằng việc thảo luận về các nội dung kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016-2020 có nội dung chưa sâu, chưa làm rõ được vấn đề và trách nhiệm của từng Bộ, ngành.
Cùng với đó là chương trình kỳ họp có nội dung bố trí còn chưa hợp lý, cần nghiên cứu cách thức bố trí sắp xếp, điều chỉnh chương trình phù hợp, linh hoạt theo từng nội dung và diễn biến thực tế của kỳ họp.
“Một số nội dung giải trình, tiếp thu chưa thỏa đáng. Việc xin ý kiến biểu quyết từng nội dung, điều khoản chưa khoa học, còn mang tính hình thức. Việc tổng hợp, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội đôi khi còn chậm, chưa đầy đủ, một số tài liệu gửi đến các vị đại biểu Quốc hội chậm”, ông Phúc nói.
Cho ý kiến về việc tuyên thệ của các lãnh đạo nhà nước tại kỳ họp thứ 11, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, việc tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án TAND tối cao đã để lại dấu ấn và các đại biểu đều tâm đắc, điều đó thể hiện trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo nhà nước trước dân. Tuy nhiên, việc tuyên thệ chưa chặt chẽ.
“Khi đã tuyên thệ thì phải rất nghiêm túc, nhất thiết từ đoàn chủ tịch đến đại biểu Quốc hội phải đứng lên”, ông Tỵ đề xuất.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, trong công tác nhân sự phiếu phát ra phải chú ý, ta phải làm gương, mẫu mực cho địa phương.
Vừa qua có tình trạng phiếu phát ra không có dấu, phải thu hồi lại khiến thời gian đợi chờ kiểm phiếu rất lâu, gây bức xúc cho nhiều đại biểu.
Clip: Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ trước Quốc hội
Kết luận phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, nhiều đại biểu ở địa phương nói bầu nhân sự làm kém địa phương thì chúng ta cần rút kinh nghiệm trong kỳ họp tới.
Đại biểu góp ý thời gian thảo luận ở đoàn lâu quá và hồ sơ bầu nhân sự không đưa cho đại biểu nghiên cứu thì chúng ta cần rút kinh nghiệm về việc này, đại biểu họ phản ánh như vậy là đúng. Đã là nhân sự thì phải cụ thể và chặt chẽ.
“Việc tuyên thệ của lãnh đạo nhà nước tại kỳ họp thứ 11 đã nhận được sự đồng tình của người dân, đó là hình ảnh thiêng liêng, xúc động, tuy nhiên cần hoàn chỉnh lại nội dụng tuyên thệ để có nghi thức tuyên thệ quốc gia. Đã là tuyên thệ thì tuyên thệ của lãnh đạo nhà nước phải giống như nhau” – Chủ tịch Quốc hội nói.
Phạm Thịnh
Bình luận