Thông thường, các đối tác gia công iPhone theo hợp đồng sẽ trả cho Qualcomm hàng tỷ USD mỗi năm, để sử dụng công nghệ chip modem của Qualcomm. Sau đó, Apple sẽ bồi hoàn khoản phí tồn này cho các đối tác.
Mặt khác, Qualcomm và Apple đã ký kết một thỏa thuận riêng. Theo đó, Qualcomm phải hoàn trả lại cho Apple tiền bản quyền, nếu Apple cam kết không đưa vụ việc ra trước tòa hay các cơ quan quản lý.
Phán quyết do Thẩm phán Gozalo Curiel của Tòa án Liên bang Mỹ nằm trong vụ kiện kéo dài 2 năm, khi Apple kiện Qualcomm phá vỡ thỏa thuận hợp tác và từ chối trả khoản phí bồi hoàn gần 1 tỷ USD.
Ngược lại, Qualcomm cho biết họ ngừng thanh toán khoản phí bồi hoàn vì Apple đã phá vỡ thỏa thuận giữa 2 bên, bằng cách kêu gọi các đối tác gia công iPhone khiếu nại lên các nhà quản lý.
Đồng thời, “Nhà Táo” đã gửi thông tin sai sự thật tới Ủy ban Công bằng Thương mại Hàn Quốc. Hành động này thúc đẩy các nhà chức trách Hàn Quốc mở cuộc điều tra về hành vi độc quyền của Qualcomm.
Thẩm phán Curiel đứng về phía Apple, phán quyết Qualcomm nợ Apple các khoản bồi hoàn bản quyền. Ông cho rằng hành vi kinh doanh bất hợp pháp của Qualcomm đang làm hại cả Apple và toàn bộ ngành công nghệ.
Phát biểu trên Reuters, Phó Chủ tịch điều hành Qualcomm Don Rosenberg nói: “Mặc dù Tòa án không coi hành vi của Apple là vi phạm lời hứa với Qualcomm trong Thỏa thuận Hợp tác Kinh doanh và Sáng chế năm 2013, nhưng sự xuất hiện của Apple trong phiên tòa là tiến bộ đáng hoan nghênh”.
Dự kiến, phiên tòa xét xử vụ kiện giữa Apple và Qualcomm diễn ra vào tháng tới. Nhiều khả năng, Qualcomm sẽ không thanh toán khoản phí bồi hoàn gần 1 tỷ USD ngay cho Apple.
Được biết, các đối tác gia công iPhone theo hợp đồng vẫn đang giữ khoản thanh toán gần 1 tỷ USD, chứ chưa trả cho Qualcomm. Theo Phó Chủ tịch điều hành Don Resenberg, những khoản thanh tiền này đã được hạch toán chi tiết trong báo cáo tài chính hiện tại của công ty.
Bên cạnh đó, ông Rosenberg tiết lộ: “Apple đã bồi hoàn [cho đối tác gia công] khoản thanh toán bản quyền gặp vấn đề trong thỏa thuận”.
Bình luận