Trong cuộc điện đàm kéo dài 90 phút với người đồng cấp tại Nhà Trắng, Tổng thống Nga Putin khẳng định 'có sự đe dọa thực sự' với cộng đồng người Nga và cơ sở quân sự Nga tại Crimea, Ukraine.
Binh lính không rõ nhân thân xuất hiện trên đảo Crimea, nơi có Hạm đội Biển Đen của Nga đóng quân
Tổng thống Mỹ Obama cho rằng Nga đang 'xâm phạm lãnh thổ Ukraine, đi ngược luật pháp quốc tế' và kêu gọi Matxcơva rút mọi hoạt động quân sự, đưa quân đội trở lại căn cứ đã thuê trên đảo Crimea.
Tình hình trên bán đảo Crimea thuộc Ukraine đang căng thẳng hơn bao giờ hết khi Hội đồng liên bang chấp thuận đề nghị sử dụng quân đội tại đây của Tổng thống Putin.
Sau cuộc điện đàm với ông Putin, Tổng thống Mỹ Obama nói Nhà Trắng hiểu rõ sự cấp thiết của việc Nga bảo vệ công dân. Tuy nhiên, ông Obama cảnh báo Ukraine cũng sẽ thực hiện 'các biện pháp tương tự' để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ với sự hậu thuẫn của Mỹ.
Tổng thống Mỹ điện đàm với Tổng thống Nga Putin
Theo đó, ông Putin sẽ toàn quyền sử dụng quân đội Nga để xử lý khủng hoảng sau biến loạn Ukraine khiến Tổng thống thân Nga Yanukovych bị lật đổ.
Trước đó, Nga tuyên bố tập trận quy mô lớn ở quân khu miền Tây giáp Ukraine với sự tham gia của 150.000 binh lính và hàng trăm xe thiết giáp, máy bay chiến đấu.
Cơ quan báo chí Điện Kremlin ngày 2/3 cũng cho biết trong cuộc điện đàm với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng trong trường hợp gia tăng hành động bạo lực đối với dân số nói tiếng Nga tại các tỉnh miền Đông Ukraine và Crimea, Nga sẽ không thể đứng ngoài cuộc và sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Việc Nga tuyên bố sử dụng quân đội tại Ukraine khiến giới phân tích e ngại kịch bản chiến tranh Nga - Grudia năm 2008. Khi đó, cuộc chiến dữ dội trên bộ, trên không và trên biển từ 7/8/2008 đến 18/8/2008 khiến Grudia chia cắt thành hai quốc gia Nam và Bắc Osetia.
Mỹ khi đó ủng hộ miền Bắc Osetia nhưng không dám can thiệp quân sự khi xe thiết giáp cùng 10.000 bộ binh Nga nhanh chóng đè bẹp các cuộc tấn công và bảo vệ thành công các cứ điểm quân sự ở Nam Osetia.
Có nguồn tin nói khi đó Mỹ không dám can thiệp bởi Nga điều động máy bay ném bom chiến lược Tu-160 có khả năng mang tên lửa và bom hạt nhân. Tuy nhiên, thông tin này đến nay vẫn chưa được Mỹ và Nga xác thực.
Bình luận