(VTC News) - Puerto Rico có thể sẽ trở thành 'Hy Lạp thứ 2' khi không thể thanh toán được số nợ trái phiếu 58 tỷ USD vào hạn chót vào ngày hôm nay, 3/8, nhưng để được tuyên bố vỡ nợ cũng không phải chuyện dễ.
Vào ngày 31/7, tại thủ đô San Juan của Puerto Rico, ông Victor Suarez, Chánh văn phòng của Thống đốc Alejandro Garcia Padilla đã phát ngôn trước báo giới rằng, vùng quốc hải này không đủ khả năng để thanh toán khoản nợ đáo hạn vào ngày 1/8 trị giá 58 tỷ USD cả gốc lẫn lãi cho Tập đoàn Tài chính công (Public Finance Corp - PFC).
"Chúng tôi không thể trả nợ vào ngày mai vì chúng tôi không có đủ tiền. Khoản nợ này sẽ được thanh toán khi chúng tôi giải quyết được việc cơ cấu lại các số nợ của chính phủ", ông Suarez phát biểu.
Tuy nhiên, nhờ ngày nợ đáo hạn (1/8) trùng đúng với thứ 7 nên Puerto Rico có thể thanh toán muộn nhất cho PFC vào ngày đầu tiên làm việc của tuần tiếp theo, tức ngày hôm nay, 3/8.
Hiện tại giới chức của Puerto Rico đang nỗ lực đàm phán lại với phía các chủ nợ về số nợ đã lên tới hơn 72 tỷ USD, trong đó bao gồm 13 tỷ USD nợ nghĩa vụ chung mà hiến pháp Puerto Rico quy định phải được hoàn trả trước mọi khoản phí khác, 5,5 tỷ USD là nợ được chính phủ bảo lãnh và khoảng 15 tỷ USD nợ phải trả từ các loại thuế kinh doanh trên quốc đảo này.
Số nợ này khiến cho người dân nơi đây phải "gánh" tới hơn 20.000 USD/người - kể cả đàn ông, phụ nữ hay trẻ em, và có thể nói đây cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất chưa từng có trong lịch sử của Puerto Rico.
Theo đánh giá của trang Business Insider, với tình hình không có đủ khả năng thanh toán, Puerto Rico đã tiến tới rất sát bờ vực thẳm mang tên "vỡ nợ" và sẽ trở thành "Hy Lạp thứ hai".
Điều này đang đe dọa sẽ không chỉ gây thiệt hại cho 3,5 triệu công dân tại Puerto Rico, mà còn có thể kéo tụt cả nền kinh tế lớn nhất thế giới xuống theo.
Khó khăn chồng chất
Khối thịnh vượng chung Puerto Rico đã đi vay mượn trong nhiều năm để che đậy sự thâm hụt trầm trọng về ngân sách, với kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ cải thiện và việc phải đi vay bù vào sẽ không còn cần thiết nữa.
Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Nền kinh tế Puerto Rico đã suy giảm đi dần theo mỗi năm, kể từ năm 2006 và năm 2015 dự kiến sẽ giảm khoảng 1,2%.
Ngoài ra, tại đây đang diễn ra một cuộc "đại di cư" khi người dân kéo nhau đổ về các thành phố của Mỹ, khiến cho càng ngày càng có ít người trong nước để nộp thuế về ngân sách.
Dân số đã giảm khoảng 7% chỉ trong vòng một thập kỷ vừa qua, cho tới năm 2025 ước tính sẽ có khoảng 245.000 người rời khỏi đây để sang Mỹ tìm việc làm.
Lý do được cho là bởi mức lương cùng các chính sách đãi ngộ lao động của Khối Thịnh vượng chung này là không thể cạnh tranh nổi so với Mỹ hay những quốc gia khác cùng khu vực. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 vừa qua của Puerto Rico cũng đã lên tới 12,6% và nhiều hơn so với tỷ lệ báo động ở Mỹ gấp 2 lần.
Chưa hết, theo ông Richard Larkin, Giám đốc phân tích tín dụng tại Herbert J Sims & Co đánh giá, chính những vấn đề trên đã làm ảnh hưởng rất xấu tới giá trái phiếu của Puerto Rico".
Một phần đáng kể của 72 tỷ USD trong trái phiếu quốc gia này được phát hành trực tiếp hoặc gián tiếp bởi chính phủ, tuy nhiên giá giao dịch đang ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua, đỉnh điểm tuần vừa qua xuống thấp nhất trong vòng 6 năm, theo số liệu của S & P Dow Jones Indices.
Trong một báo cáo tháng 6 vừa qua, giới chức trách cho biết Puerto Rico có một ngân sách trị giá 9,8 tỷ USD cho tới tháng 6 năm sau.
Tuy nhiên khi đối mặt với thâm hụt ngân sách, các nhà lập pháp sẽ không bao giờ chi tiền ra bù đắp khi họ đã thông qua kế hoạch chi tiêu hàng năm, bởi tiền mặt luôn được giới hạn để tài trợ cho các dịch vụ thiết yếu khác cho người dân như như y tế và an ninh.
Thống đốc của Puerto Rico, ông Garcia Padilla từng phát biểu rằng, khối thịnh vượng chung này không thể trả tất cả các nghĩa vụ của mình, những năm tới vẫn sẽ phải tiếp tục vay mượn để bù đắp vào thâm hụt ngân sách và các chủ sở hữu trái phiếu cũng nên mỗi người hy sinh lợi ích một chút để giúp cho việc ổn định tài chính của hòn đảo.
Tuy nhiên phát biểu trên của Thống đốc đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các nhà đầu tư ví dụ như Oppenheimer Funds Inc, và họ cho biết sẽ chiến đấu đến cùng để Khối thịnh vượng chung này hoàn trả lại hết các khoản nợ.
Không thể tuyên bố vỡ nợ
Puerto Rico là một vùng quốc hải thuộc chủ quyền của Mỹ nhưng chưa hợp nhất theo thể chế cộng hòa. Tất cả người Puerto Rico đều là công dân người Mỹ, tất cả các giới chức tại đây đều là do Quốc hội Mỹ ủy quyền và người đứng đầu nhà nước của Puerto Rico vẫn là tổng thống Mỹ.
Nền kinh tế Puerto Rico bị hạn chế bởi luật pháp và các quy định liên bang, khiến cho hòn đảo thiếu năng lực cấu trúc để phát triển thế mạnh riêng của mình.
Puerto Rico không có quyền kiểm soát chính sách tiền tệ và tài chính của mình, hoặc nếu có cũng chỉ rất ít. Các vấn đề liên quan đến nhập cư, chính sách ngoại giao và thương mại được quyết định bởi luật pháp Mỹ và các cơ quan quản lý Mỹ.
Đáng nói nhất, khi không có khả năng thanh toán nợ, Puerto Rico lại không thể nộp đơn xin bảo hộ theo chương 9 luật phá sản Mỹ để được giảm nợ và tiến tới tái cơ cấu nợ như Detroit hoặc Stockton, California đã từng làm trong những năm gần đây.
Lý do là bởi Puerto Rico không phải là một tiểu bang hay một đô thị thuộc liên bang, mà chỉ là một vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Mỹ.
Mặt khác, vì Puerto Rico không phải là một quốc gia độc lập nên không được phép tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức tài chính quốc tế khác, thành ra khó khăn tài chính đã trở thành "mặc định" không thể tránh khỏi.
Theo Bloomberg, giờ đây tất cả những gì mà vùng lãnh thổ này có thể làm đó là lên kế hoạch cho một cuộc tái cơ cấu nợ lớn chưa từng có trong lịch sử, một kế hoạch tài chính trong vòng năm năm để có thể cải thiện nền kinh tế và cân bằng ngân sách.
Tuy nhiên, theo Frank H. Shafroth, Giám đốc Trung tâm lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ địa phương thuộc Đại học George Mason, điều "cấp bách nhất" cần làm đó là tìm ra cách để đối phó với hậu quả của vỡ nợ, cần phải có một quá trình để đảm bảo rằng các công trình đầu tư công không bị ngưng trệ, có sự quản lý, giám sát của đại diện liên bang.
Còn theo Rosario Rivera-Negron, nhà kinh tế học và giáo sư kinh tế cao cấp của Đại học Puerto Rico đánh giá, Puerto Rico cần "tổ chức mới, cấu trúc mới, có luật mới và những ưu đãi mới". "Không có hoạt động kinh tế thì sẽ không có được bất kỳ khoản thu nào, và chúng ta đã thấy cuộc khủng hoảng tài chính đang tạo ra sự khủng hoảng kinh tế. Vì vậy chúng ta phải giải quyết cả hai," nữ chuyên gia nói.
Các quan chức dự kiến kế hoạch tái cơ cấu nợ sẽ được hoàn thành vào ngày 1/9, và hiện tại vẫn còn quá sớm để nói nó sẽ tìm cách giảm được bao nhiêu nợ và chứng khoán sẽ bị tác động như thế nào.
Huyền Trân
Vào ngày 31/7, tại thủ đô San Juan của Puerto Rico, ông Victor Suarez, Chánh văn phòng của Thống đốc Alejandro Garcia Padilla đã phát ngôn trước báo giới rằng, vùng quốc hải này không đủ khả năng để thanh toán khoản nợ đáo hạn vào ngày 1/8 trị giá 58 tỷ USD cả gốc lẫn lãi cho Tập đoàn Tài chính công (Public Finance Corp - PFC).
"Chúng tôi không thể trả nợ vào ngày mai vì chúng tôi không có đủ tiền. Khoản nợ này sẽ được thanh toán khi chúng tôi giải quyết được việc cơ cấu lại các số nợ của chính phủ", ông Suarez phát biểu.
Tuy nhiên, nhờ ngày nợ đáo hạn (1/8) trùng đúng với thứ 7 nên Puerto Rico có thể thanh toán muộn nhất cho PFC vào ngày đầu tiên làm việc của tuần tiếp theo, tức ngày hôm nay, 3/8.
Hiện tại giới chức của Puerto Rico đang nỗ lực đàm phán lại với phía các chủ nợ về số nợ đã lên tới hơn 72 tỷ USD, trong đó bao gồm 13 tỷ USD nợ nghĩa vụ chung mà hiến pháp Puerto Rico quy định phải được hoàn trả trước mọi khoản phí khác, 5,5 tỷ USD là nợ được chính phủ bảo lãnh và khoảng 15 tỷ USD nợ phải trả từ các loại thuế kinh doanh trên quốc đảo này.
Số nợ này khiến cho người dân nơi đây phải "gánh" tới hơn 20.000 USD/người - kể cả đàn ông, phụ nữ hay trẻ em, và có thể nói đây cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất chưa từng có trong lịch sử của Puerto Rico.
Mỗi người dân Puerto Rico đang "gánh" 20.000 USD nợ công |
Điều này đang đe dọa sẽ không chỉ gây thiệt hại cho 3,5 triệu công dân tại Puerto Rico, mà còn có thể kéo tụt cả nền kinh tế lớn nhất thế giới xuống theo.
Khó khăn chồng chất
Khối thịnh vượng chung Puerto Rico đã đi vay mượn trong nhiều năm để che đậy sự thâm hụt trầm trọng về ngân sách, với kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ cải thiện và việc phải đi vay bù vào sẽ không còn cần thiết nữa.
Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Nền kinh tế Puerto Rico đã suy giảm đi dần theo mỗi năm, kể từ năm 2006 và năm 2015 dự kiến sẽ giảm khoảng 1,2%.
Ngoài ra, tại đây đang diễn ra một cuộc "đại di cư" khi người dân kéo nhau đổ về các thành phố của Mỹ, khiến cho càng ngày càng có ít người trong nước để nộp thuế về ngân sách.
Dân số đã giảm khoảng 7% chỉ trong vòng một thập kỷ vừa qua, cho tới năm 2025 ước tính sẽ có khoảng 245.000 người rời khỏi đây để sang Mỹ tìm việc làm.
Lý do được cho là bởi mức lương cùng các chính sách đãi ngộ lao động của Khối Thịnh vượng chung này là không thể cạnh tranh nổi so với Mỹ hay những quốc gia khác cùng khu vực. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 vừa qua của Puerto Rico cũng đã lên tới 12,6% và nhiều hơn so với tỷ lệ báo động ở Mỹ gấp 2 lần.
Một góc thủ đô San Juan của Puerto Rico ngày nay |
Một phần đáng kể của 72 tỷ USD trong trái phiếu quốc gia này được phát hành trực tiếp hoặc gián tiếp bởi chính phủ, tuy nhiên giá giao dịch đang ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua, đỉnh điểm tuần vừa qua xuống thấp nhất trong vòng 6 năm, theo số liệu của S & P Dow Jones Indices.
Trong một báo cáo tháng 6 vừa qua, giới chức trách cho biết Puerto Rico có một ngân sách trị giá 9,8 tỷ USD cho tới tháng 6 năm sau.
Tuy nhiên khi đối mặt với thâm hụt ngân sách, các nhà lập pháp sẽ không bao giờ chi tiền ra bù đắp khi họ đã thông qua kế hoạch chi tiêu hàng năm, bởi tiền mặt luôn được giới hạn để tài trợ cho các dịch vụ thiết yếu khác cho người dân như như y tế và an ninh.
Thống đốc của Puerto Rico, ông Garcia Padilla từng phát biểu rằng, khối thịnh vượng chung này không thể trả tất cả các nghĩa vụ của mình, những năm tới vẫn sẽ phải tiếp tục vay mượn để bù đắp vào thâm hụt ngân sách và các chủ sở hữu trái phiếu cũng nên mỗi người hy sinh lợi ích một chút để giúp cho việc ổn định tài chính của hòn đảo.
Tuy nhiên phát biểu trên của Thống đốc đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các nhà đầu tư ví dụ như Oppenheimer Funds Inc, và họ cho biết sẽ chiến đấu đến cùng để Khối thịnh vượng chung này hoàn trả lại hết các khoản nợ.
Không thể tuyên bố vỡ nợ
Puerto Rico là một vùng quốc hải thuộc chủ quyền của Mỹ nhưng chưa hợp nhất theo thể chế cộng hòa. Tất cả người Puerto Rico đều là công dân người Mỹ, tất cả các giới chức tại đây đều là do Quốc hội Mỹ ủy quyền và người đứng đầu nhà nước của Puerto Rico vẫn là tổng thống Mỹ.
Nền kinh tế Puerto Rico bị hạn chế bởi luật pháp và các quy định liên bang, khiến cho hòn đảo thiếu năng lực cấu trúc để phát triển thế mạnh riêng của mình.
Puerto Rico không có quyền kiểm soát chính sách tiền tệ và tài chính của mình, hoặc nếu có cũng chỉ rất ít. Các vấn đề liên quan đến nhập cư, chính sách ngoại giao và thương mại được quyết định bởi luật pháp Mỹ và các cơ quan quản lý Mỹ.
Đáng nói nhất, khi không có khả năng thanh toán nợ, Puerto Rico lại không thể nộp đơn xin bảo hộ theo chương 9 luật phá sản Mỹ để được giảm nợ và tiến tới tái cơ cấu nợ như Detroit hoặc Stockton, California đã từng làm trong những năm gần đây.
Lý do là bởi Puerto Rico không phải là một tiểu bang hay một đô thị thuộc liên bang, mà chỉ là một vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Mỹ.
Mặt khác, vì Puerto Rico không phải là một quốc gia độc lập nên không được phép tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức tài chính quốc tế khác, thành ra khó khăn tài chính đã trở thành "mặc định" không thể tránh khỏi.
Tòa nhà Quốc hội Puerto Rico |
Tuy nhiên, theo Frank H. Shafroth, Giám đốc Trung tâm lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ địa phương thuộc Đại học George Mason, điều "cấp bách nhất" cần làm đó là tìm ra cách để đối phó với hậu quả của vỡ nợ, cần phải có một quá trình để đảm bảo rằng các công trình đầu tư công không bị ngưng trệ, có sự quản lý, giám sát của đại diện liên bang.
Còn theo Rosario Rivera-Negron, nhà kinh tế học và giáo sư kinh tế cao cấp của Đại học Puerto Rico đánh giá, Puerto Rico cần "tổ chức mới, cấu trúc mới, có luật mới và những ưu đãi mới". "Không có hoạt động kinh tế thì sẽ không có được bất kỳ khoản thu nào, và chúng ta đã thấy cuộc khủng hoảng tài chính đang tạo ra sự khủng hoảng kinh tế. Vì vậy chúng ta phải giải quyết cả hai," nữ chuyên gia nói.
Các quan chức dự kiến kế hoạch tái cơ cấu nợ sẽ được hoàn thành vào ngày 1/9, và hiện tại vẫn còn quá sớm để nói nó sẽ tìm cách giảm được bao nhiêu nợ và chứng khoán sẽ bị tác động như thế nào.
Huyền Trân
Bình luận