(VTC News) - Theo chuyên gia kinh tế, trong những phương án về giá điện mới, EVN đề xuất phương án 1 vẫn giữ nguyên 6 bậc như hiện nay thể hiện sự bảo thủ, nguỵ biện cho cái sai của mình.
Trên website của EVN vừa đưa ra Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện để lấy ý kiến người dân với 3 phương án.
Phương án 1, giữ nguyên 6 bậc thang tính giá điện như hiện hành. Phương án 2, quy định một mức biểu giá điện sinh hoạt (đồng giá). Một mức biểu giá bán điện sinh hoạt (đồng giá) là 1.747 đồng/kWh, đây là mức giá bán điện bình quân của biểu giá điện sinh hoạt bậc thang hiện hành. Và phương án 3 là rút gọn biểu giá điện sinh hoạt bậc thang từ 6 bậc về 3 bậc hoặc 4 bậc.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích về phương án giá điện mới: Việc EVN vẫn đưa phương án giữ nguyên 6 bậc như cách tính giá điện hiện nay là sự bảo thủ, nguỵ biện.
Theo ông Long, việc phải đưa ra phương án tính giá điện mới là do phương án tính giá điện hiện hành đang thể hiện nhiều sự bất cập, không hợp lý và bị người dân phản đối nhiều.
"Tôi xin nhắc lại, trước đó, khi đưa ra biểu giá điện với 6 bậc này để góp ý, EVN cũng đã từng bị chuyên gia kinh tế cũng như dư luận phản đối. Tuy nhiên, EVN vẫn không nghe. Giờ khi thực hiện, bị người dân phản đối nhiều quá, EVN mới buộc phải đưa ra phương án sửa cách tính và lại đang xin góp ý nhân dân.
Tuy nhiên, việc EVN vẫn đưa cách tính này làm một trong ba phương án trong đề án tính giá điện mới, tức là cho rằng phương án tính này là hợp lý, là đúng, vậy thì cần gì phải làm đề án mới?", ông Long đặt câu hỏi.
Cũng theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc EVN vẫn "cố tình" đưa phương án tính 6 bậc vào thể hiện sự bảo thủ, nguỵ biện của EVN trong phương án giá điện mới.
Với cách tính 6 bậc này, thời gian vừa qua, người dân đã phải bức xúc vì tiền điện tăng vọt và không biết kêu ai.
Cụ thể, thời gian qua, hóa đơn tiền điện của một số hộ gia đình tăng cao bất thường, gấp 2-3 lần, thậm chí tới 8 lần so với tháng trước mà nguyên nhân được chỉ ra là cách tính giá điện bậc thang, lũy tiến, dùng nhiều phải trả nhiều của ngành điện.
TS. Ngô Trí Long phân tích, so với giá điện bình quân (1.622 đồng), hiện tại nếu sử dụng 101- 200 kWh phải trả 2.242 đồng/kWh, tăng 10% , sử dụng 201- 300 kWh tăng gần 30%, bậc cao nhất là từ 401 kWh trở lên, cao hơn mức giá điện bình quân 1.000 đồng, tương đương với 60%. Đây chính là nguyên nhân khiến giá điện của nhiều hộ gia đình tăng vọt trong thời gian qua.
Phân tích thêm về bảng giá điện mới đang được EVN đưa ra lấy ý kiến, ông Ngô Trí Long cho rằng, với phương án 2, tính đồng đều 1.747 đồng/kwh, tức là cao hơn mức giá bình quân là 1.622 đồng, cách tính giá này không phù hợp vì tăng vượt quá mức cho phép là 7,5%. Cách tính này cũng rất có lợi cho EVN.
Đối với phương án thứ 3 là rút từ 6 bậc xuống 3, 4 bậc thì cũng cần phải làm rõ từng bậc một hệ số bình quân là bao nhiêu? Nếu dùng 3 bậc thì hệ số từ 100 - 300 số phải hợp lý, nếu cao quá cũng không được.
"Tôi cho rằng, với phương án 3 này thì hệ số tăng phải phù hợp, tăng cho hợp lý, đừng chỉ lấy phần lợi về EVN", ông Long phân tích.
Cũng theo ông Long, sở dĩ EVN muốn tính giá điện theo bậc thang vì 2 lý do. Thứ nhất, ngành điện cho rằng, điện là nguồn năng lượng không thể tái tạo, không có nhiều nên không khuyến khích dùng nhiều.
Thứ hai, hiện nay cung của ngành điện không đủ để đáp ứng cầu, nên với cách tính luỹ tiến sẽ lợi cho người dùng ít và hại cho người dùng nhiều.
Bình luận về phương án tính giá điện mới của EVN, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, với phương án 1 thì rõ ràng không hợp lý, không hợp lý nên mới có việc lấy ý kiến mới cho phương án lần này.
Còn phương án tính đồng giá thì những người nghèo sẽ thiệt vì không được ưu đãi, không khuyến khích được người dùng tiết kiệm điện vì không tính lũy tiến.
Còn phương án 3 thì mức giá lũy tiến như thế nào cũng cần được cân nhắc kỹ vì chưa chắc người dân đã được lợi gì.
"Tôi cho rằng ngành điện cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, lắng nghe ý kiến của người dân cũng như những người có chuyên môn để đưa ra được cách tính giá điện hợp lý, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, tránh gây bức xúc trong dư luận như trong thời gian qua", ông Doanh nhấn mạnh.
Châu Anh
Trên website của EVN vừa đưa ra Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện để lấy ý kiến người dân với 3 phương án.
Phương án 1, giữ nguyên 6 bậc thang tính giá điện như hiện hành. Phương án 2, quy định một mức biểu giá điện sinh hoạt (đồng giá). Một mức biểu giá bán điện sinh hoạt (đồng giá) là 1.747 đồng/kWh, đây là mức giá bán điện bình quân của biểu giá điện sinh hoạt bậc thang hiện hành. Và phương án 3 là rút gọn biểu giá điện sinh hoạt bậc thang từ 6 bậc về 3 bậc hoặc 4 bậc.
Phương án giá điện mới: 'EVN vẫn bảo thủ, nguỵ biện' |
Theo ông Long, việc phải đưa ra phương án tính giá điện mới là do phương án tính giá điện hiện hành đang thể hiện nhiều sự bất cập, không hợp lý và bị người dân phản đối nhiều.
"Tôi xin nhắc lại, trước đó, khi đưa ra biểu giá điện với 6 bậc này để góp ý, EVN cũng đã từng bị chuyên gia kinh tế cũng như dư luận phản đối. Tuy nhiên, EVN vẫn không nghe. Giờ khi thực hiện, bị người dân phản đối nhiều quá, EVN mới buộc phải đưa ra phương án sửa cách tính và lại đang xin góp ý nhân dân.
Tuy nhiên, việc EVN vẫn đưa cách tính này làm một trong ba phương án trong đề án tính giá điện mới, tức là cho rằng phương án tính này là hợp lý, là đúng, vậy thì cần gì phải làm đề án mới?", ông Long đặt câu hỏi.
Cũng theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc EVN vẫn "cố tình" đưa phương án tính 6 bậc vào thể hiện sự bảo thủ, nguỵ biện của EVN trong phương án giá điện mới.
Với cách tính 6 bậc này, thời gian vừa qua, người dân đã phải bức xúc vì tiền điện tăng vọt và không biết kêu ai.
Cụ thể, thời gian qua, hóa đơn tiền điện của một số hộ gia đình tăng cao bất thường, gấp 2-3 lần, thậm chí tới 8 lần so với tháng trước mà nguyên nhân được chỉ ra là cách tính giá điện bậc thang, lũy tiến, dùng nhiều phải trả nhiều của ngành điện.
TS. Ngô Trí Long phân tích, so với giá điện bình quân (1.622 đồng), hiện tại nếu sử dụng 101- 200 kWh phải trả 2.242 đồng/kWh, tăng 10% , sử dụng 201- 300 kWh tăng gần 30%, bậc cao nhất là từ 401 kWh trở lên, cao hơn mức giá điện bình quân 1.000 đồng, tương đương với 60%. Đây chính là nguyên nhân khiến giá điện của nhiều hộ gia đình tăng vọt trong thời gian qua.
Phân tích thêm về bảng giá điện mới đang được EVN đưa ra lấy ý kiến, ông Ngô Trí Long cho rằng, với phương án 2, tính đồng đều 1.747 đồng/kwh, tức là cao hơn mức giá bình quân là 1.622 đồng, cách tính giá này không phù hợp vì tăng vượt quá mức cho phép là 7,5%. Cách tính này cũng rất có lợi cho EVN.
Đối với phương án thứ 3 là rút từ 6 bậc xuống 3, 4 bậc thì cũng cần phải làm rõ từng bậc một hệ số bình quân là bao nhiêu? Nếu dùng 3 bậc thì hệ số từ 100 - 300 số phải hợp lý, nếu cao quá cũng không được.
"Tôi cho rằng, với phương án 3 này thì hệ số tăng phải phù hợp, tăng cho hợp lý, đừng chỉ lấy phần lợi về EVN", ông Long phân tích.
Cũng theo ông Long, sở dĩ EVN muốn tính giá điện theo bậc thang vì 2 lý do. Thứ nhất, ngành điện cho rằng, điện là nguồn năng lượng không thể tái tạo, không có nhiều nên không khuyến khích dùng nhiều.
Thứ hai, hiện nay cung của ngành điện không đủ để đáp ứng cầu, nên với cách tính luỹ tiến sẽ lợi cho người dùng ít và hại cho người dùng nhiều.
Bình luận về phương án tính giá điện mới của EVN, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, với phương án 1 thì rõ ràng không hợp lý, không hợp lý nên mới có việc lấy ý kiến mới cho phương án lần này.
Còn phương án tính đồng giá thì những người nghèo sẽ thiệt vì không được ưu đãi, không khuyến khích được người dùng tiết kiệm điện vì không tính lũy tiến.
Còn phương án 3 thì mức giá lũy tiến như thế nào cũng cần được cân nhắc kỹ vì chưa chắc người dân đã được lợi gì.
"Tôi cho rằng ngành điện cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, lắng nghe ý kiến của người dân cũng như những người có chuyên môn để đưa ra được cách tính giá điện hợp lý, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, tránh gây bức xúc trong dư luận như trong thời gian qua", ông Doanh nhấn mạnh.
Châu Anh
Bình luận