May mắn được gặp và trò chuyện cùng chị Trần Thị Cẩm Bào (bệnh nhân ung thư) vào một chiều đông lạnh giá, mưa phùn; gió rít từng đợt luồn qua những khu nhà chung cư dọc phố Vĩnh Hoàng, Hà Nội như cuốn phăng mọi thứ trên đường đi của nó.
Lại bắt đầu một đợt rét dài ngày, đến người khỏe còn thấy ngại khi đi ra đường, ấy vậy mà gặp chị dưới thang máy khu chung cư với túi rau quả trên tay, tôi không khỏi ngạc nhiên bởi dáng vẻ hoạt bát, nhanh nhẹn, rắn rỏi, khác hẳn với những gì tôi tưởng tượng về một bệnh nhân mắc căn bệnh hiểm nghèo.
Chị được bạn bè yêu mến và đặt một cái tên thân thương: “Bác sỹ hoa súng”. Trong căn phòng nhỏ, lọ hoa lay ơn vàng được bày trí nổi bật trên kệ gỗ cạnh bộ salon tiếp khách, tiếng nhạc khẽ du dương, êm đềm và thanh bình.
Chị cười nói, hàng ngày chị vẫn cắm hoa tươi, thường xuyên nghe nhạc và suy nghĩ về bệnh tật theo cách mỹ học. Rồi chị bắt đầu hào hứng kể về các chương trình thiện nguyện mà mình đã lên ý tưởng và cùng các cộng sự thực hiện như: Chương trình trao xe lăn, nhận nụ cười; Thư viện tóc, góc nhìn cuộc sống; Mùa đông không lạnh…
Mục tiêu chung của các chương trình này là mong muốn xoa dịu một phần nỗi đau tinh thần cho bệnh nhân ung thư và hướng họ đến cái nhìn về cuộc sống tươi đẹp, tích cực hơn, như vậy mới tiếp thêm sức mạnh để họ theo đuổi quá trình điều trị bệnh.
Trong các chương trình thiện nguyện ấy, luôn có sự đồng hành của chồng và cô con gái nhỏ. "Tôi may mắn có người chồng thật sự thương yêu, chăm sóc, lo lắng và luôn đồng hành.
Cô con gái nhỏ 10 tuổi thay mẹ làm các công việc gia đình như một thành viên lớn tuổi. Cháu cũng rất tự giác trong học tập và là học sinh xuất sắc của trường Bạch Mai. Và đặc biệt là con tôi đã biết thiện nguyện từ bé và luôn đồng hành cùng mẹ trong các hoạt động từ thiện…”, chị say sưa kể về chồng con với niềm tự hào.
Tìm hiểu trang Facebook cá nhân của chị, tôi càng ngưỡng mộ chị hơn với vô vàn các hoạt động thiện nguyện, chia sẻ yêu thương, giúp xoa dịu nỗi đau cho cộng đồng, từ những em nhỏ cho tới người già có cùng cảnh ngộ.
Chị thường làm thơ, những vẫn thơ mang đầy tình thương, xót xa cho những mảnh đời bất hạnh cần sự chung tay, góp sức của các nhà hảo tâm để có nhiều hơn những chiếc xe lăn đến được với các bệnh nhân nghèo.
“Câu lạc bộ Hoa Ưu Đàm mới được thành lập tháng 11/2017, nhưng chúng tôi hoạt động thường xuyên và đã tổ chức được nhiều đợt thiện nguyện trao xe lăn tại nhiều bệnh viện như: Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, K3 Tân Triều, viện K2, viện 103, bệnh viện ung bướu Nghệ An …”.
Bận rộn, miệt mài với các chuyến đi từ thiện vì các bệnh nhân ung thư, ít ai nghĩ rằng chị cũng là một bệnh nhân trong số đó, nhưng nhờ nghị lực phi thường mà chị đã chiến thắng bệnh tật suốt 5 năm trời, không những thế còn đem lại niềm vui, niềm động viên tinh thần to lớn cho các đồng bệnh của mình.
Gian nan chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo
Nữ nhà báo Trần Thị Cẩm Bào (sinh năm 1974), hiện đang công tác tại Tạp chí Tri Thức & Công nghệ, khi sự nghiệp đang ở thời kỳ đỉnh cao thì chị nhận được tin dữ.
"Cuối năm 2012, khi tắm bỗng thấy một vùng da ngực có màu hồng, nghi có chuyện chẳng lành, tôi đến ngay bệnh viện K để thăm khám. Hôm sau nhận được kết luận bị ung thư vú giai đoạn 2, có 20 hạch, trong đó 10 hạch đã di căn" – giọng chị nghẹn ngào khi nhắc lại biến cố cách đây 4 năm.
Tháng 1/2013, chị Cẩm Bào tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một bên vú phải tại bệnh viện K2 rồi chuyển sang bệnh viện TW Huế truyền 6 đợt hóa chất và 25 mũi xạ trị khiến cơ thể trở nên suy kiệt.
Tháng 7/2013 chị được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định nhưng đến tháng 3/2016 tái khám định kỳ, nồng độ CA15-3 tăng lên quá mức, phát hiện di căn xương chậu, các bác sĩ chỉ định nhập viện ngay tức thì để tiến hành 18 lần truyền hóa chất khiến cơ thể đau nhức, tê liệt, phải đi lại bằng xe lăn.
Trong quá trình điều trị nằm liệt 05 tháng trời, nhờ tình yêu thương, giúp đỡ của gia đình và bạn bè thôi thúc chị cần phải cố gắng vượt qua bệnh tật và coi đó như bao bệnh tình khác, rồi sẽ đến ngày hết bệnh. Nhờ ý chí đó, chị đã tìm ra bí quyết 4 chữ T cho mình:
- Chữ T thứ nhất: Tinh thần lạc quan, người bệnh nhân ung thư phải có một tinh thần, ý chí lạc quan, đón nhận căn bệnh, hòa mình với nó mặc dù đó là điều không mong muốn.
- Chữ T thứ hai: Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ
- Chữ T thứ ba: Tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe của mình với môn thể thao mà mình yêu thích.
- Chữ T thứ tư: Thực dưỡng, người mắc bệnh ung thư cần phải ăn uống đa dạng, cân đối, ăn theo nhu cầu, sở thích để đảm bảo đủ 3 chỉ số (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu).
Trong quá trình hóa trị, xạ trị, cơ thể bệnh nhân thường gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, lở loét. Vì thế việc lựa chọn sản phẩm chiết xuất từ thảo dược giúp nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa trị, xạ trị đặc biệt cần thiết.
Chị đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn sản phẩm hỗ trợ sức khỏe phải được nghiên cứu khoa học bài bản bởi các viện nghiên cứu lớn để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Cô bạn thiếu thời - TS Hà Phương Thư và công trình nghiên cứu có ý nghĩa cho cộng đồng
Được hỏi bí quyết về sản phẩm thực dưỡng mà chị đang dùng, chị cho biết: "Tôi và TS Hà Phương Thư – Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam là bạn thiếu thời.
Đầu năm 2014, bạn biết tôi mắc bệnh, bạn đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ với tôi về việc sử dụng sản phẩm thuộc công trình nghiên cứu khoa học Phức hệ Nano FGC hoàn toàn từ thảo dược của Việt Nam.
Tôi được biết TS Hà Phương Thư đã rất thành công với nhiều giải thưởng cao quý trong giới khoa học về các công trình nghiên cứu hướng tới bệnh nhân ung thư nên tôi đã tin tưởng và dùng thử sản phẩm của bạn”.
Kể đến đây, giọng chị vui vẻ và phấn khích hơn. “Thư là một người bạn rất giỏi, có tâm và tôi vui vì đã đặt lòng tin đúng người. Đồng thời, tình trạng sức khỏe tiến triển tốt của tôi cũng là động lực giúp cho Phương Thư tiếp tục giữ vững hướng nghiên cứu đúng đắn của công trình này”.
Khi được hỏi về liều lượng dùng và cách dùng hiệu quả với tình trạng bệnh tình hiện tại, chị cho biết: “Phương Thư khuyên tôi nên dùng 9 viên/ngày, chia 3 lần đều đặn sáng, trưa tối… và cứ như vậy, chúng tôi đồng hành với nhau hơn 3 năm qua, sản phẩm của bạn đã giúp tôi cải thiện tình trạng sức khỏe rất nhiều, tôi ngủ sâu hơn, ăn ngon miệng hơn, đại tiện tốt”.
Đối với bệnh nhân ung thư, nếu các dấu hiệu này được cải thiện, sẽ giúp cho cơ thể phục hồi nhanh sau các đợt hóa trị, xạ trị, giúp bệnh nhân nâng cao thể trạng. Và chị Cẩm Bào nhắc đi nhắc lại nhiều lần công trình nghiên cứu khoa học phức hệ Nano FGC như một điều gì đó vô cùng quý giá, có giá trị cho bản thân mình.
Phức hệ Nano FGC – niềm hy vọng mới cho các bệnh nhân ung thư
Với mong muốn ứng dụng kết quả đề tài vào thực tiễn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sau nhiều năm nghiên cứu, TS Hà Phương Thư, cùng Viện Khoa học vật liệu đã ký kết chuyển giao nguồn nguyên liệu Phức hệ Nano FGC cho Công ty Dược mỹ Phẩm CVI tại Techmart Hà Nội 2016 để sản xuất thành viên nang cứng với tên gọi CumarGold Kare dành cho bệnh nhân Ung bướu.
Ngày 11/10/2016, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế tạo phức hệ Nano FGC dùng trong phòng và nâng cao thể trạng, giảm nhẹ độc tính hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu”, đánh dấu bước phát triển mới của nền khoa học nước nhà khi chế tạo thành công hệ dẫn gồm 3 chất Curcumin, Fucoidan, Notogin seng ở kích thước nano.
Điểm khác biệt của Phức hệ Nano FGC là sử dụng hoàn toàn nguyên liệu từ thiên nhiên, cây cỏ Việt Nam: tam thất, nghệ vàng và rong biển, giúp cải thiện độ tan, bảo vệ hoạt chất khỏi những rào cản sinh học, tăng sinh khả dụng, tập trung hoạt chất tại vùng khối u thông qua cơ chế hướng đích thụ động.
Curcumin (nghệ) được nano hóa thông qua việc sử dụng đồng thời hai loại chất có nguồn gốc thiên nhiên là Fucoidan (rong/tảo biển nâu) và Saponin Notoginseng (tam thất). Lâu nay việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất thường không mang lại hiệu quả vì Curcumin khó tan, hấp thu kém và hàm lượng Notoginseng trong tam thất thấp.
Do đó, việc sử dụng phức hệ Nano FGC sẽ mang lại hiệu quả vượt trội so với việc sử dụng riêng lẻ Curcumin, Fucoidan và tam thất thường.
Hiện nay, nguồn nguyên liệu Phức hệ Nano FGC được sản xuất ở quy mô lớn là nhờ một phần hỗ trợ kinh phí từ dự án “Ứng dụng công nghệ nano để sản xuất thực phẩm chức năng: Nano (Fucoidan-Curcumin-Ginseng) dùng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu” được tài trợ bởi Dự án BIPP (hợp tác giữa Chính phủ Bỉ và Chính phủ Việt Nam).
Bên cạnh đó có một phần hỗ trợ của Công ty CVI và một phần từ nhóm nghiên cứu của TS Hà Phương Thư.
Ngay từ khi chưa chuyển giao nguồn nguyên liệu cho công ty CVI để sản xuất ở quy mô công nghiệp, TS Thư đã giúp đỡ cho một số bạn bè người thân. Cứ biết ở đâu có bạn bị mắc bệnh hiểm nghèo là chị động viên, khuyên bạn nên dùng thử kết quả nghiên cứu của mình, một phần vì thương cảm trước nỗi đau của bạn, phần vì tin tưởng vào hướng nghiên cứu của mình sẽ đem đến điều kỳ diệu trong cuộc sống.
Chia tay chị Trần Thị Cẩm Bào, bên tai tôi vẫn văng vẳng câu nói của chị, mong mỏi về những dự định sẽ sớm thành hiện thực thời gian tới “Mong sao các nhà hảo tâm tiếp tục đồng hành cùng các chuyến đi thiện nguyện của chúng tôi, để chương trình “Trao xe lăn, nhận nụ cười” sẽ tiếp tục lăn bánh đến Huế, Đà Nẵng và Nam tiến”. Chúc chị có thêm nhiều sức khỏe và thời gian để thực hiện được mơ ước của mình.
Những công trình nghiên cứu có giá trị sẽ luôn được cộng đồng đón nhận và đánh giá cao. Phức hệ Nano FGC của nhà khoa học Việt không những đem lại tia hy vọng lớn cho những bệnh nhân ung thư mà còn đánh dấu được sự phát triển vượt bậc của nền KH&CN nước nhà trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ này.
Bình luận