(VTC News) - Bị đánh đập, ép lao động cả ngày lẫn đêm tại bãi vàng thổ phỉ, 10 phu vàng nhí đã cắt rừng chạy trốn khỏi sự truy bắt của các chủ bãi.
Địa ngục nơi bãi vàng thổ phỉ
Mặc dù đang được chăm sóc an toàn tại Trung tâm Công tác xã hội trẻ em tỉnh Quảng Nam (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam), nhưng Phạm Văn Hảo (17 tuổi) và Phạm Văn Cường (dân tộc Mường cùng trú thôn Cao Xuân, xã Ngọc Khuê, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) vẫn chưa hết hoảng sợ khi kể lại thời gian bị bóc lột tại các bãi vàng thổ phỉ trên địa phận tỉnh Quảng Nam.
Em Phạm Văn Hảo kể lại: "Giữa tháng 2 vừa rồi, có một người đàn ông tên Ảnh ở quê, tới từng nhà rủ tụi em đi vào Quảng Nam làm vàng với mức lương mỗi tháng 4 triệu đồng. Lúc đi có tất cả 38 người trên một chuyến xe do ông Ảnh dẫn đầu. Đến ngày 19/2, ông Ảnh đưa vào bãi vàng tại xã Phước Thành.
Tại bãi vàng xã Phước Thành, chủ bãi bắt tụi em làm việc vô cùng cực khổ, cả ngày lẫn đêm mà không biết kêu ai. Chỉ cần tỏ ra trái ý là bị đánh đập không thương tiếc nên không ai dám cãi lại".
Còn Phạm Văn Cường cho biết, tại bãi vàng Phước Thành sau một tháng làm việc cực khổ nhưng vẫn không được chủ bãi trả tiền công như đã hứa. Hỏi thì họ nói là phải làm việc đủ 6 tháng mới trả tiền lương, còn không làm đủ 6 tháng thì không có gì hết.
"Chúng em ăn uống rất khổ sở. Tối thì ngủ chỉ được vài tiếng đồng hồ, muỗi cắn không chịu nổi nên chúng em đau ốm liên miên. Cực khổ chịu không nổi, tụi em đã bỏ bãi đi bộ mấy chục cây số ra thị trấn Khâm Đức để đón xe về quê. Không có tiền, tụi em lang thang nên được một người rủ xuống Tam Lãnh làm việc", Cường tâm sự.
Hảo nói tiếp: “Tưởng xuống Tam Lãnh sẽ có công việc đỡ khổ cực hơn, nhưng đến nơi cũng chẳng khác gì ở bãi vàng Phước Thành. Cả ngày lẫn đêm tụi em bị bắt làm trong hầm sâu, trái lệnh là bị đánh đập. Làm việc khổ cực, ăn uống kham khổ nên em bị sốt rét. Chịu không nổi nên 10 đứa tụi em lên kế hoạch trốn thoát khỏi bãi vàng Tam Lãnh bằng đường rừng núi".
Cuộc đào tẩu của 10 phu vàng nhí
Ngày 27/3, tranh thủ lúc sơ hở, 10 người trong nhóm của Cường và Hảo lén bỏ trốn khỏi bãi vàng Tam Lãnh bằng cách đi bộ vào rừng núi sau đó đến địa phận xã Tiên Thọ thì bị chủ bãi phát hiện. Họ cầm gậy gộc đuổi theo vây bắt được Hảo và Cường đã đánh đập dã man.
May là có người dân can thiệp và báo cáo với chính quyền xã Tiên Thọ nên cả hai được cứu sống.
Còn 8 em còn lại ngay sau khi trốn thoát khỏi bãi vàng đã nhanh chóng đón xe về quê, có người tiếp tục đi làm thuê ở các địa phương khác như Gia Lai.
Ông Nguyễn Thế Anh, Phó giám đốc Trung tâm Công tác xã hội trẻ em tỉnh Quảng Nam cho biết: "Ngày 29/3, trung tâm đã tiếp nhận 2 em Hảo và Cường. Sau vài ngày được trung tâm chăm sóc hiện sức khỏe của Hảo và Cường đã tốt lên. Trung tâm cũng đã nối điện thoại với gia đình ở quê để 2 em nói chuyện cho yên tâm và chờ người nhà vào đón về quê lại".
Ông Thế Anh cho biết thêm, qua lời kể của Hảo và Cường cho thấy công việc của các em ở bãi vàng quá khổ. Các chủ bãi vàng không những bóc lột sức lao động mà còn đối xử, đánh đập như nô lệ nên các em rất hoảng sợ, nhiều em bệnh tật ốm yếu.
“Hiện tâm lý 2 em cũng đã ổn định phần nào. Sự việc đã được Trung tâm báo cáo cho cơ quan công an để có phương án bảo vệ đối với các em cho đến khi người nhà vào đón về quê”, ông Nguyễn Thế Anh nói.
Lân Khang
Địa ngục nơi bãi vàng thổ phỉ
Mặc dù đang được chăm sóc an toàn tại Trung tâm Công tác xã hội trẻ em tỉnh Quảng Nam (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam), nhưng Phạm Văn Hảo (17 tuổi) và Phạm Văn Cường (dân tộc Mường cùng trú thôn Cao Xuân, xã Ngọc Khuê, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) vẫn chưa hết hoảng sợ khi kể lại thời gian bị bóc lột tại các bãi vàng thổ phỉ trên địa phận tỉnh Quảng Nam.
Hai phu vàng 'nhí' trả lời phóng viên sau cuộc tẩu thoát khỏi 'địa ngục' bãi vàng thổ phỉ Tam Lãnh và Phước Thành |
Tại bãi vàng xã Phước Thành, chủ bãi bắt tụi em làm việc vô cùng cực khổ, cả ngày lẫn đêm mà không biết kêu ai. Chỉ cần tỏ ra trái ý là bị đánh đập không thương tiếc nên không ai dám cãi lại".
Còn Phạm Văn Cường cho biết, tại bãi vàng Phước Thành sau một tháng làm việc cực khổ nhưng vẫn không được chủ bãi trả tiền công như đã hứa. Hỏi thì họ nói là phải làm việc đủ 6 tháng mới trả tiền lương, còn không làm đủ 6 tháng thì không có gì hết.
"Chúng em ăn uống rất khổ sở. Tối thì ngủ chỉ được vài tiếng đồng hồ, muỗi cắn không chịu nổi nên chúng em đau ốm liên miên. Cực khổ chịu không nổi, tụi em đã bỏ bãi đi bộ mấy chục cây số ra thị trấn Khâm Đức để đón xe về quê. Không có tiền, tụi em lang thang nên được một người rủ xuống Tam Lãnh làm việc", Cường tâm sự.
Liên tục lao động nặng nhọc dưới hầm vàng khiến các phu vàng kiệt sức |
Cuộc đào tẩu của 10 phu vàng nhí
Ngày 27/3, tranh thủ lúc sơ hở, 10 người trong nhóm của Cường và Hảo lén bỏ trốn khỏi bãi vàng Tam Lãnh bằng cách đi bộ vào rừng núi sau đó đến địa phận xã Tiên Thọ thì bị chủ bãi phát hiện. Họ cầm gậy gộc đuổi theo vây bắt được Hảo và Cường đã đánh đập dã man.
May là có người dân can thiệp và báo cáo với chính quyền xã Tiên Thọ nên cả hai được cứu sống.
Cận cảnh một hầm khai thác vàng trái phép tại vùng núi Tam Lãnh |
Ông Nguyễn Thế Anh, Phó giám đốc Trung tâm Công tác xã hội trẻ em tỉnh Quảng Nam cho biết: "Ngày 29/3, trung tâm đã tiếp nhận 2 em Hảo và Cường. Sau vài ngày được trung tâm chăm sóc hiện sức khỏe của Hảo và Cường đã tốt lên. Trung tâm cũng đã nối điện thoại với gia đình ở quê để 2 em nói chuyện cho yên tâm và chờ người nhà vào đón về quê lại".
Ông Nguyễn Thế Anh, Phó giám đốc Trung tâm Công tác xã hội trẻ em tỉnh Quảng Nam đang trấn an hai phu vàng 'nhí' |
“Hiện tâm lý 2 em cũng đã ổn định phần nào. Sự việc đã được Trung tâm báo cáo cho cơ quan công an để có phương án bảo vệ đối với các em cho đến khi người nhà vào đón về quê”, ông Nguyễn Thế Anh nói.
Lân Khang
Bình luận