• Zalo

Phu nước ở Lý Sơn: Mưu sinh nhờ nắng hạn

Thời sựThứ Tư, 12/06/2013 07:26:00 +07:00Google News

Giếng Vua đầy ắp, ngọt và trong đến lạ ở Lý Sơn hàng ngày tạo công ăn việc làm cho vài chục phu nước kiếm được miếng ăn giữa cái nắng như giội lửa.

Giếng Vua đầy ắp, ngọt và trong đến lạ ở Lý Sơn hàng ngày tạo công ăn việc làm cho vài chục phu nước kiếm được miếng ăn giữa cái nắng như giội lửa.

Nắng nóng kéo dài đã gây không ít thiệt hại cho cây trồng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân Lý Sơn (Quảng Ngãi). Nhưng cũng nhờ khô hạn mà không ít người kiếm được miếng ăn.


Hưởng lộc giếng Vua

Nắng như giội lửa đã làm cho hàng loạt giếng nước ở đảo Lý Sơn kiệt đến trơ đáy, nguồn nước sinh hoạt thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, dù nằm cách biển chừng 10m, nhưng giếng Vua ở thôn Đông, xã An Vĩnh, vẫn đầy ắp và ngọt, trong đến lạ thường.
Ông Dương Tiên đang chở nước từ giếng Vua để cung cấp cho người dân. 
Theo những cụ già trên đảo kể lại thì khi Vua Gia Long bị quân Tây Sơn truy đuổi đã chạy ra đảo Lý Sơn. Khi đó đảo đang bị nắng hạn, còn lương thảo và nguồn nước ngọt của quân sĩ mang theo cũng đã cạn kiệt. Vua Gia Long liền cho quân sĩ đào giếng khắp đảo nhưng không có nước. Trong lúc nguy kịch thì ông nằm mơ thấy có người chỉ nơi đào giếng.

Giật mình tỉnh giấc, ông sai người đến đúng vị trí đã được mách bảo đào giếng. Quả nhiên, vừa đào xuống chừng vài mét thì mạch nước ngọt đã phun trào. Trước khi rời khỏi đảo, Vua Gia Long đã ra lệnh cho người dân trên đảo phải giữ lại giếng này. Vâng lời vua, người dân nơi đây đã bảo quản giếng đến ngày hôm nay.

Hàng trăm năm qua, giếng Vua chưa khi nào cạn, hay bị nhiễm mặn bao giờ. Vì vậy, giếng nước này đã trở thành nơi mưu sinh của hàng chục hộ dân trên đảo bằng nghề gánh nước thuê.

Nghề phu nước


 Hiện số phu nước mới “vào nghề” trên đảo Lý Sơn cũng trên 30 người. Họ là những trung niên mạnh khỏe, sử dụng xe máy, có cả số điện thoại để liên hệ... nên có thu nhập khá cao.
Hơn 10 năm qua, cứ vào mùa hạn, hàng ngày bắt đầu từ sáng sớm đến chiều tối, ông Dương Tiên (54 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh) cưỡi chiếc xe đạp cà tàng chở theo vô số can nhựa đến giếng Vua lấy nước, rồi gò lưng chở rong ruổi khắp làng trên xóm dưới bán. Với mỗi can nước loại 30 lít chở đến tận nhà được trả từ 5.000-6.000 đồng.
Tính ra bình quân mỗi ngày cũng kiếm được 100.000 đồng. Còn anh Mai Văn Thu (47 tuổi, ở thôn Đông, xã An Vĩnh) vốn là một nông dân trồng tỏi, nghèo khổ. Để có tiền lo cho con học và mua gạo đắp đổi qua ngày, anh Thu chuyển qua nghề phu nước bán dạo. Với số tiền công từ 80.000-100.000 đồng/ngày, anh tằn tiện cũng đủ tiền trang trải trong gia đình.
Ngoài ông Tiên, anh Thu, hiện số phu nước mới “vào nghề” trên đảo cũng trên 30 người. Họ là những trung niên mạnh khỏe, sử dụng xe máy, có cả số điện thoại để liên hệ... nên có thu nhập khá cao. Anh Phan Văn Chính (55 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh) không giấu giếm: “Với nghề xe ôm trước đây, mỗi ngày tôi chỉ kiếm 60.000-80.000 đồng. Qua nghề chở nước thuê, thu nhập cao lên gấp 2-3 lần, mỗi ngày cũng kiếm được từ 200.000-350.000 đồng”.






Theo Dân Việt

Bình luận
vtcnews.vn