Sau kỳ thi kỳ tuyển sinh vào lớp 10 căng thẳng, có tính cạnh tranh khốc liệt vừa qua, nhiều phụ huynh có ý kiến nên bỏ kỳ thi này, thay vào đó cần lấy thành tích phấn đấu của các em trong suốt 4 năm làm cơ sở để tuyển sinh vào các trường Trung học phổ thông.
"Nhiều lúc cũng nghĩ có học thì phải có thi, nhưng nhìn con ôn thi cứ phờ phạc vì lo lắng, tôi lại mong con không phải thi. Với kết quả học 4 năm xuất sắc của con, thực sự tôi nghĩ đây là tiêu chuẩn đủ để xét vào cấp 3 rồi", chị Nguyễn Phương (Đống Đa - Hà Nội) cho biết.
Đồng tình với suy nghĩ này, anh Nguyễn Văn Thắng (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng, nếu quá trình đào tạo trong 4 năm là tốt, thì dù không phải thi, các thầy cô cũng vẫn đánh giá được năng lực, chất lượng của thí sinh. Việc tổ chức thi chỉ tăng thêm áp lực cho thí sinh và gia đình.
"Câu hỏi mà mỗi bố mẹ phải đặt ra là: Phải đối mặt với nhiều cuộc thi như vậy, liệu học sinh có thời gian để định hình lại kiến thức đã học? Liệu các em đang học vì bản thân mình hay vì áp lực và nỗi lo 'trượt không có chỗ học' của phụ huynh?", vì phụ huynh này băn khoăn.
Cho rằng kỳ thi là cách để phân loại chất lượng học sinh, nhưng theo Lê Thị Thu (Ba Đình - Hà Nội), nếu chỉ dựa vào kết quả của một số loại bài trong kỳ thi mà bỏ quên quá trình rèn luyện 4 năm học cấp 2 của các con, e rằng vẫn còn thiếu cơ sở để có một đánh giá đúng nhất năng lực, chất lượng học sinh.

Thí sinh căng thẳng sau áp lực thi cử.
Chị Thu cho biết thêm, con chị trước ngày thi môn cuối cùng bị đau dạ dày, có lẽ vì quá căng thẳng lo lắng. Cả gia đình trong quá trình đồng hành cùng con trai mà lúc nào cũng như ngồi trên đống lửa.
Trái ngược quan điểm trên, nhiều phụ huynh cho rằng, với điều kiện như hiện nay, thi cử là giải pháp tốt nhất để đánh giá và phân loại học sinh cấp hai.
Trái ngược quan điểm trên, nhiều phụ huynh cho rằng kỳ thi này dù cạnh tranh khốc liệt, nhưng thực chất lại là cơ sở để đánh giá được năng lực, tính chiến đấu bền bỉ của con em họ.
Theo chị Nguyễn Kiều Trang, có con thi vào chuyên Chu Văn An, thi cử là cần thiết để rèn luyện tính bền bỉ và chăm chỉ của con em mình. Các kỳ thi sẽ giúp các em có mục tiêu phấn đấu, động lực học tập. Mặt khác hiện các trường ở Hà Nội chưa nhiều, nên không thể đáp ứng toàn bộ học sinh cấp THCS lên.
Chị Lê Thị Thơ - một phụ huynh ở Xuân Đỉnh, Hà Nội cho biết: "Thi để đánh giá năng lực của các con. Bạn nào chăm chỉ, ôn luyện đầy đủ kiến thức trong chương trình học là có thể yên tâm", chị Thơ nói và cho biết con đăng ký và thi tuyển 3 lựa chọn: chuyên Anh (THPT Chu Văn An), THPT Xuân Đỉnh và THPT Nguyễn Tất Thành.
Chị Nguyễn Thị Hằng (Hai Bà Trưng - Hà Nội) có con thi chuyên Sử đón nhận "cuộc chiến" vào lớp 10 với tâm trạng rất tự tin.
"Tôi thấy bình thường, các con học phải có thi mới có kết quả. Học bình thường thì sẽ không biết các con sẽ học cái gì. Ai nói áp lực là biện bạch cho các bạn không chịu học thôi. Như con mình không có áp lực gì cả", chị Hằng nói.

Phụ huynh chờ con ra khỏi phòng thi.
Áp lực, những nỗi lo bất tận đến từ đâu?
TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục độc lập quan niệm: "Cá chép phải có khó khăn mới hóa rồng được".
Tiến sĩ Hương cho rằng chính gia đình đã tạo áp lực cho con em mình. "Tôi quen gia đình một cô bé học cấp 3. Đến ngày thi, cô đến nhầm địa điểm trường thi. Lúc quay về nhà, cô bé tỏ ra rất hậm hực. Cả nhà nghe xong chuyện thì lăn ra cười".
Sau đó, cô bé đó học lại, thi lại một năm nữa. "Nếu ở Việt Nam, nó sẽ khóc, ngất ở cổng trường, bố mẹ nó cũng sẽ ở đó, khóc lóc, lạy van người ta cho nó vào thi. Rõ ràng cùng 1 sự cố, 2 cách giải quyết khác nhau và tạo ra 2 hậu quả khác nhau", tiến sĩ nêu quan điểm.
Tiến sĩ Hương cho hay, dù kỳ thi có căng thẳng thì trẻ châu Âu cũng ít khi bị stress. Bởi họ quan niệm: rằng, việc học là của trẻ. Họ không coi thành tích học tập của con cái là thứ tạo ra danh dự gia đình.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Bình luận (34)
Chúc mừng tỉnh Phú Yên có một nhân tài tuyệt vời. Hy vọng anh ấy được lan tỏa để cống hiến được tốt.
A là người lãnh đạo tuyệt vời.
Để có 1 bức thư gửi thầy cô, các em học Sinh ông ấy đã vượt qua giới hạn nào đó của Ngôn Ngữ. Tri Thức, chắc chắn là người có Tâm
Người từng trải, có tầm nhìn xa trông rộng. Mong rằng lời nói việc làm gắn liền với nhau. Mong rằng lãnh đạo, có tâm, có tầm, có đức có tài cống hiến cho sự nghiệp giáo dục trồng người, quê hương đất nước, cống hiến tài năng, năng năng lực, đem lại cuộc sống ắm lo, tự do hạnh phúc cho quê hương đất nước. Hãy làm tốt sẽ đc nhân dân yêu quý, và ghi nhận.
Đúng là nhà lãnh đạo trẻ có tâm và tầm của thời 4.0
Thành thực mong Chủ tịch tỉnh Phú yên phát huy hết năng lực, lãnh đạo và quản lý của mình; không xa lầy vì những cám dỗ tầm thường.
Rất ý nghĩ, mà ko quyên truyền thống