(VTC News) - Phóng viên Mỹ lặn lội đến nhiều ngôi làng ở Việt Nam để phơi bày nỗi đau do chất độc da cam lính Hoa Kỳ rải xuống Việt Nam vẫn còn di chứng đến nay.
Damir Sagolj, nhiếp ảnh gia người Mỹ của hãng tin Reuters, đã đi khắp đất nước Việt Nam để gặp những con người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam trong bốn thập kỷ qua và ghi lại những điều anh thấy trong cuộc hành trình.
Cựu chiến binh Nguyen Hong Phuc và cậu con trai Nguyen Dinh Loc, 20 tuổi bị dị tật vì chất độc da cam |
Vì vậy, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi đã quyết định cùng một người bạn Việt Nam thực hiện chuyến đi khắp đất nước trải dài hơn 1.500 km từ Bắc chí Nam, nơi mà rất nhiều người vẫn còn bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam.
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) nói với phóng viên Reuters rằng hơn 4,8 triệu người ở Việt Nam bị nhiễm chất độc hại này và hơn 3 triệu người trong số đó mắc các căn bệnh chết người.
Nhưng ngay sau khi chụp ảnh và nói chuyện với các nạn nhân chất đôc da cam cùng những người thân của họ, Sagolj nhận ra rằng anh cần phải suy nghĩ lại về cách nhìn nhận câu chuyện này.
Anh muốn đến gần hơn, nhìn khuôn mặt của nạn nhân để thể hiện hết những gì đã và đang xảy ra với cơ thể một con người.
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) nói với phóng viên Reuters rằng hơn 4,8 triệu người ở Việt Nam bị nhiễm chất độc hại này và hơn 3 triệu người trong số đó mắc các căn bệnh chết người.
Nhưng ngay sau khi chụp ảnh và nói chuyện với các nạn nhân chất đôc da cam cùng những người thân của họ, Sagolj nhận ra rằng anh cần phải suy nghĩ lại về cách nhìn nhận câu chuyện này.
Anh muốn đến gần hơn, nhìn khuôn mặt của nạn nhân để thể hiện hết những gì đã và đang xảy ra với cơ thể một con người.
Video: Mỹ rải chất độc màu da cam xuống Việt Nam
quocte/2015/04/28/Video--1430213587.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Trong một trung tâm bảo trợ xã hội, hình ảnh của một đứa trẻ sinh ra đã không có mắt và những con người với những bộ phận trên cơ thể bị biến dạng khiến Sagolj nhận ra rằng mình đang đi sai hướng.
‘Có lẽ những ánh mắt bị tổn thương mới là trung tâm của bức ảnh nhưng tôi đã bỏ quên mất nó, những thứ xung quanh nó và cả những câu chuyện trong nó, Sagolj chia sẻ.
Sagolj muốn đặt những bức ảnh trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, bốn mươi năm sau. Để thấy những nạn nhân chất độc màu da cam thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba, họ đã sống như thế nào. Để tìm hiểu lý do tại sao con cháu của những người bị ảnh hưởng vẫn bị dị tật vì thứ chất độc quái ác và tìm hiểu xem liệu mọi người có biết về sự nguy hiểm này hay không.
Sagolj đã đi và ghi lại tất cả những hình ảnh anh nhìn thấy.
Hình ảnh nhiếp ảnh gia Damir Sagolj ghi lại trong chuyến đi |
Lãnh đạo địa phương cùng với các thành viên gia đình nạn nhân cũng đã xác nhận tình trạng sức khỏe của những người mà Sagolj gặp và chụp ảnh có liên quan đến chất độc da cam bởi cha mẹ hoặc ông bà của họ bị nhiễm thứ chất độc hại đó.
Sagolj đến một vùng quê và gặp ông Le Van Dan, một cựu chiến binh. Ông Dan miêu tả lại việc ông bị phun chất da cam trực tiếp từ các máy bay Mỹ, cách ngôi nhà ông ở hiện nay không xa. Hai cháu của ông sinh ra với những dị tật bẩm sinh vì chất độc da cam.
Đến với một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Thai Binh, trong một căn phòng trống trải, không có đồ đạc, Sagolj bắt gặp hình ảnh cô Doan Thi Hong Gam nấp sau tấm chăn màu xanh nhạt. Người phụ nữ này đã bị cách ly ở đây từ năm 16 tuổi vì bệnh tâm thần.
Cha của Gam là một cựu chiến binh, nằm trên chiếc giường ở phòng bên cạnh. Ông rất ốm yếu và cũng bị ảnh hưởng bởi chất da cam trong cuộc chiến tranh năm xưa.
Sagolj đến một vùng quê và gặp ông Le Van Dan, một cựu chiến binh. Ông Dan miêu tả lại việc ông bị phun chất da cam trực tiếp từ các máy bay Mỹ, cách ngôi nhà ông ở hiện nay không xa. Hai cháu của ông sinh ra với những dị tật bẩm sinh vì chất độc da cam.
Đến với một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Thai Binh, trong một căn phòng trống trải, không có đồ đạc, Sagolj bắt gặp hình ảnh cô Doan Thi Hong Gam nấp sau tấm chăn màu xanh nhạt. Người phụ nữ này đã bị cách ly ở đây từ năm 16 tuổi vì bệnh tâm thần.
Cha của Gam là một cựu chiến binh, nằm trên chiếc giường ở phòng bên cạnh. Ông rất ốm yếu và cũng bị ảnh hưởng bởi chất da cam trong cuộc chiến tranh năm xưa.
Ông Le Van Dan có 2 cháu trai mắc dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng của dioxin |
Tiếp tục hành trình của mình, Sagolj đến với một ngôi làng khác, cựu chiến binh Do Duc Diu dẫn anh ra ngọn đồi sau nhà, ông chỉ cho Sagolj khu mộ mà ông xây cho 12 người con, tất cả họ đều qua đời sau khi sinh ra với những dị tật.
Ông Diu bị nhiễm chất diệt cỏ độc hại. Hơn hai mươi năm qua, ông và vợ đã cố gắng sinh một đứa con khỏe mạnh nhưng lần lượt từng đứa một qua đời. Họ vẫn nghĩ rằng mình không may mắn, vẫn tiếp tục cầu nguyện nhưng không có kết quả.
Chỉ sau khi người con thứ 15 ra đời và bị bệnh vợ chồng ông mới phát hiện về chất độc da cam. Sagolj đã chụp ảnh cô con gái út của ông Diu nhưng với anh đó là không phải là việc dễ dàng.
Hết ngôi làng này đến ngôi làng khác, nhiếp ảnh gia trẻ người Mỹ ghi lại những bức ảnh đầy cảm xúc và cả những câu chuyện cảm động về các nạn nhân da cam.
Trở lại Đà Nẵng, Sagolj cùng đồng nghiệp đến thăm một cặp vợ chồng trẻ từng sống và làm việc ở đó kể từ cuối những năm 1990.
Khi mới chuyển đến đây, người chồng thường đi câu cá, mò ốc và rau quả mang về nhà ăn. Họ ăn tất cả mọi thứ kiếm được nhưng không hay biết rằng chất da cam từng lưu trữ nơi đây đã nhiễm vào nguồn nước và tất cả mọi thứ xung quanh hồ gần đường băng ở sân bay Đà Nẵng.
Con gái họ sinh năm 2000 đã bị bệnh và qua đời khi mới lên 7. Cậu con trai sinh năm 2008 cũng bị bệnh với các triệu chứng tương tự như bé gái đầu lòng. Sagolj chụp một vài bức ảnh, sau đó đưa gia đình đến bệnh viện để truyền máu cho cậu bé.
Mỹ đã ngừng rải chất độc da cam ở Việt Nam năm 1971 và đến năm 1975 thì cuộc chiến tranh kết thúc. 20 năm sau, nhiều người vẫn không hay biết về điều đó.
Giờ đây, 40 năm trôi qua, những đứa trẻ và bố mẹ chúng vẫn phải chịu những đau khổ và một phần lớn của câu chuyện vẫn chưa được kể. Chất da cam là một bi kịch lớn được dựng lên từ nhiều bi kịch nhỏ, tất cả đều do con người tạo ra.
‘Tôi không làm được gì nhiều ngoài việc kể lại câu chuyện này bằng những bức ảnh. Những bức ảnh tôi chụp không phải nói về những thứ trước và sau chiến tranh, tất cả đều là thực tại. Nếu chúng ta học tìm hiểu về lịch sử một cách sơ sài thì tôi e rằng tương lai cũng sẽ làm vậy với chúng ta’, Sagolj viết.
Ông Diu bị nhiễm chất diệt cỏ độc hại. Hơn hai mươi năm qua, ông và vợ đã cố gắng sinh một đứa con khỏe mạnh nhưng lần lượt từng đứa một qua đời. Họ vẫn nghĩ rằng mình không may mắn, vẫn tiếp tục cầu nguyện nhưng không có kết quả.
Chỉ sau khi người con thứ 15 ra đời và bị bệnh vợ chồng ông mới phát hiện về chất độc da cam. Sagolj đã chụp ảnh cô con gái út của ông Diu nhưng với anh đó là không phải là việc dễ dàng.
Hết ngôi làng này đến ngôi làng khác, nhiếp ảnh gia trẻ người Mỹ ghi lại những bức ảnh đầy cảm xúc và cả những câu chuyện cảm động về các nạn nhân da cam.
Trở lại Đà Nẵng, Sagolj cùng đồng nghiệp đến thăm một cặp vợ chồng trẻ từng sống và làm việc ở đó kể từ cuối những năm 1990.
Khi mới chuyển đến đây, người chồng thường đi câu cá, mò ốc và rau quả mang về nhà ăn. Họ ăn tất cả mọi thứ kiếm được nhưng không hay biết rằng chất da cam từng lưu trữ nơi đây đã nhiễm vào nguồn nước và tất cả mọi thứ xung quanh hồ gần đường băng ở sân bay Đà Nẵng.
Con gái họ sinh năm 2000 đã bị bệnh và qua đời khi mới lên 7. Cậu con trai sinh năm 2008 cũng bị bệnh với các triệu chứng tương tự như bé gái đầu lòng. Sagolj chụp một vài bức ảnh, sau đó đưa gia đình đến bệnh viện để truyền máu cho cậu bé.
Mỹ đã ngừng rải chất độc da cam ở Việt Nam năm 1971 và đến năm 1975 thì cuộc chiến tranh kết thúc. 20 năm sau, nhiều người vẫn không hay biết về điều đó.
Giờ đây, 40 năm trôi qua, những đứa trẻ và bố mẹ chúng vẫn phải chịu những đau khổ và một phần lớn của câu chuyện vẫn chưa được kể. Chất da cam là một bi kịch lớn được dựng lên từ nhiều bi kịch nhỏ, tất cả đều do con người tạo ra.
‘Tôi không làm được gì nhiều ngoài việc kể lại câu chuyện này bằng những bức ảnh. Những bức ảnh tôi chụp không phải nói về những thứ trước và sau chiến tranh, tất cả đều là thực tại. Nếu chúng ta học tìm hiểu về lịch sử một cách sơ sài thì tôi e rằng tương lai cũng sẽ làm vậy với chúng ta’, Sagolj viết.
Minh Lý(Theo Reuters)
Bình luận