(VTC News) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực phải đứng từ lợi ích của người bệnh.
Sáng 15/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tham dự Hội nghị ứng dụng CNTT trong Y tế.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn là chính sách ưu tiên của Đảng Nhà nước. Đặc biệt những thành tựu phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước thời gian qua đã giúp người dân, nhất là người nghèo, có điều kiện tiếp cận tốt hơn các dịch vụ y tế, giáo dục.
Vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT sẽ giúp ngành y tế thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
“Đối với ngành y tế ứng dụng CNTT phải được coi là một mũi trọng điểm, ngược lại, ngành CNTT phải coi việc đưa các ứng dụng vào lĩnh vực y tế là một nhiệm vụ trọng tâm. Trước hết là đáp ứng nhu cầu của người bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh, phòng bệnh rồi công tác quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cũng nêu ra ví dụ hình ảnh những bãi gửi xe chật cứng ở bệnh viện, hay cảnh xếp hàng chờ đọc tên đến lượt khám, rồi những thủ tục phức tạp khi thanh toán BHYT…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trăn trở: “Có đi vào bệnh viện mới thấy nhu cầu của người bệnh hết sức bức thiết từ những cái nhỏ nhất đến những cái lớn nhất mà những người làm CNTT trong ngành Y tế hoàn toàn có thể góp phần giải quyết được tình trạng này”.
Đơn giản như việc thiết kế hệ thống đánh số điện tử xếp hàng tại phòng, khoa khám bệnh để người dân lấy số chờ đến lượt vào khám thay vì xếp sổ khám bệnh chờ bác sỹ đọc tên như hiện nay.
Phức tạp hơn là giải pháp quản lý tổng thể thẻ BHYT, tiến tới quản lý tổng thể tình trạng sức khỏe của mỗi một công dân để người dân đi đến đâu cũng khám chữa bệnh được.
Ra đầu bài thay vì làm dự án
Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi sau câu hỏi ai sẽ ứng dụng CNTT trong y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “tỉ mẩn” thống kê được 20 đại diện doanh nghiệp CNTT trong số hơn 200 đại biểu.
Và sự xuất hiện ít ỏi của các doanh nghiệp trong một hội nghị về ứng CNTT của ngành y tế là nguyên nhân của việc mặc dù các bệnh viện đã ứng dụng CNTT rất nhiều vào công tác quản lý, tài chính, nhân sự… nhưng vẫn cứ manh mún, không gắn kết với nhau được.
“Tại vì số lượng doanh nghiệp vừa giơ tay ít quá, toàn bệnh viện tự đi làm, rồi trình dự án lên Bộ xét duyệt”, Phó Thủ tướng phân tích.
Để tạo bước ngoặt trong ứng dụng CNTT, ngành Y tế cần phải khắc phục triệt để nguyên nhân này với cơ chế thuê dịch vụ CNTT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, ngoài vai trò của Bộ Y tế, các bệnh viện thì phải xác định thêm người làm là các doanh nghiệp với cơ chế cho thuê dịch vụ, đây là một thị trường lớn, rất vững chắc cho doanh nghiệp.
Và ngay từ bây giờ ngành Y tế phải đặt ra cho doanh nghiệp những “bài toán” cụ thể về ứng dụng CNTT theo những gì mà bệnh nhân, người dân đang cần từ hệ thống xếp hàng điện tử, đến mục tiêu trong tương lai người có thẻ BHYT có thể khám, điều trị ở bất cứ đâu… thay vì ngồi xét duyệt, thẩm định từng dự án.
“Tính toán đầu tư phần cứng, phần mềm, thiết bị đầu cuối là việc của doanh nghiệp còn các bệnh viện hay cơ quan quản lý phải đưa ra đầu bài về những giải pháp quản lý tổng thể khi được ứng dụng CNTT theo cơ chế thuê dịch vụ của doanh nghiệp thì sẽ tiết kiệm được bao nhiêu cho người bệnh, bao nhiêu cho ngân sách.
Chúng ta phải ra được bài toán tổng thể, khắc phục câu chuyện manh mún từ trước tới nay, tạo nền tảng và mở ra để tất cả các doanh nghiệp làm CNTT tham gia vào làm ứng dụng”, Phó Thủ tướng phân tích.
Công khai minh bạch mới ứng dụng CNTT thành công
Có cơ chế, có người làm song quan trọng không kém, theo Phó Thủ tướng, là cần thay đổi nhận thức của mỗi giám đốc bệnh viện, từng người làm CNTT trong ngành Y tế e ngại về những ảnh hưởng liên quan đến công việc, quyền lợi khi triển khai ứng dụng CNTT theo cơ chế thuế dịch vụ tại đơn vị mình.
“Điều này chúng ta phải vượt được qua bằng tất cả trách nhiệm với tinh thần vì người bệnh. Bên cạnh việc khuyến khích thực hiện, Bộ Y tế cũng phải có chế tài để các bệnh viện vượt qua những lợi ích cục bộ, vượt qua những nghi ngại ban đầu”, Phó Thủ tướng nói.
Lấy ví dụ từ kết quả giảm giá thuốc đấu thầu xuống 25% hay các giải pháp hàng đầu để chấn chỉnh hoạt động quản lý trang thiết bị y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng mức độ thành công của ứng dụng CNTT ở mọi lĩnh vực, trong đó có y tế, không phải do đội ngũ kỹ thuật là chính mà phụ thuộc vào quyết tâm đẩy mạnh công khai, minh bạch hóa của người đứng đầu từng đơn vị, bệnh viện.
Trong khi đó, thay đổi thứ hai ở chính những người làm CNTT tại cơ quan nhà nước, các bệnh viện với vai trò như một “quản gia”, tìm hiểu thông tin, yêu cầu từ cơ quan chủ quản để truyền đạt, giám sát quá trình triển khai của DN, từng bước chuyển sang hoạt động phân tích thông tin, dữ liệu.
Từ so sánh giá trị tương đối đối ổn định của 1 con đường hay 1 tòa nhà, dù còn ít xe đi hay chưa có người ở ngay, theo thời gian trong khi CNTT đầu tư mà không dùng thì 3 năm sau giá có khi chỉ còn 10%, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi các doanh nghiệp CNTT phải tiên phong, mạnh mẽ phát triển thị trường trong lĩnh vực y tế, vốn có quy mô rất lớn và bền vững.
Các Bộ ngành (Y tế, Thông tin và Truyền thông, KH&ĐT, Tài chính…) cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bệnh viện và doanh nghiệp triển khai ứng dụng CNTT trên tinh thần thuê dịch vụ và vì lợi ích người bệnh.
“Tôi mong rằng hội nghị lần này sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực sự đối với ứng dụng CNTT của ngành Y tế. Nếu chúng ta làm được các ngành khác cũng sẽ làm theo thì rất tốt”, Phó Thủ tướng nói.
Minh Đức
Sáng 15/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tham dự Hội nghị ứng dụng CNTT trong Y tế.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn là chính sách ưu tiên của Đảng Nhà nước. Đặc biệt những thành tựu phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước thời gian qua đã giúp người dân, nhất là người nghèo, có điều kiện tiếp cận tốt hơn các dịch vụ y tế, giáo dục.
Vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT sẽ giúp ngành y tế thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Đình Nam) |
Phó Thủ tướng cũng nêu ra ví dụ hình ảnh những bãi gửi xe chật cứng ở bệnh viện, hay cảnh xếp hàng chờ đọc tên đến lượt khám, rồi những thủ tục phức tạp khi thanh toán BHYT…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trăn trở: “Có đi vào bệnh viện mới thấy nhu cầu của người bệnh hết sức bức thiết từ những cái nhỏ nhất đến những cái lớn nhất mà những người làm CNTT trong ngành Y tế hoàn toàn có thể góp phần giải quyết được tình trạng này”.
Đơn giản như việc thiết kế hệ thống đánh số điện tử xếp hàng tại phòng, khoa khám bệnh để người dân lấy số chờ đến lượt vào khám thay vì xếp sổ khám bệnh chờ bác sỹ đọc tên như hiện nay.
Phức tạp hơn là giải pháp quản lý tổng thể thẻ BHYT, tiến tới quản lý tổng thể tình trạng sức khỏe của mỗi một công dân để người dân đi đến đâu cũng khám chữa bệnh được.
Ra đầu bài thay vì làm dự án
Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi sau câu hỏi ai sẽ ứng dụng CNTT trong y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “tỉ mẩn” thống kê được 20 đại diện doanh nghiệp CNTT trong số hơn 200 đại biểu.
Và sự xuất hiện ít ỏi của các doanh nghiệp trong một hội nghị về ứng CNTT của ngành y tế là nguyên nhân của việc mặc dù các bệnh viện đã ứng dụng CNTT rất nhiều vào công tác quản lý, tài chính, nhân sự… nhưng vẫn cứ manh mún, không gắn kết với nhau được.
“Tại vì số lượng doanh nghiệp vừa giơ tay ít quá, toàn bệnh viện tự đi làm, rồi trình dự án lên Bộ xét duyệt”, Phó Thủ tướng phân tích.
Và ngay từ bây giờ ngành Y tế phải đặt ra cho doanh nghiệp những “bài toán” cụ thể về ứng dụng CNTT theo những gì mà bệnh nhân, người dân đang cần từ hệ thống xếp hàng điện tử, đến mục tiêu trong tương lai người có thẻ BHYT có thể khám, điều trị ở bất cứ đâu… thay vì ngồi xét duyệt, thẩm định từng dự án.
“Tính toán đầu tư phần cứng, phần mềm, thiết bị đầu cuối là việc của doanh nghiệp còn các bệnh viện hay cơ quan quản lý phải đưa ra đầu bài về những giải pháp quản lý tổng thể khi được ứng dụng CNTT theo cơ chế thuê dịch vụ của doanh nghiệp thì sẽ tiết kiệm được bao nhiêu cho người bệnh, bao nhiêu cho ngân sách.
Chúng ta phải ra được bài toán tổng thể, khắc phục câu chuyện manh mún từ trước tới nay, tạo nền tảng và mở ra để tất cả các doanh nghiệp làm CNTT tham gia vào làm ứng dụng”, Phó Thủ tướng phân tích.
Công khai minh bạch mới ứng dụng CNTT thành công
Có cơ chế, có người làm song quan trọng không kém, theo Phó Thủ tướng, là cần thay đổi nhận thức của mỗi giám đốc bệnh viện, từng người làm CNTT trong ngành Y tế e ngại về những ảnh hưởng liên quan đến công việc, quyền lợi khi triển khai ứng dụng CNTT theo cơ chế thuế dịch vụ tại đơn vị mình.
“Điều này chúng ta phải vượt được qua bằng tất cả trách nhiệm với tinh thần vì người bệnh. Bên cạnh việc khuyến khích thực hiện, Bộ Y tế cũng phải có chế tài để các bệnh viện vượt qua những lợi ích cục bộ, vượt qua những nghi ngại ban đầu”, Phó Thủ tướng nói.
Lấy ví dụ từ kết quả giảm giá thuốc đấu thầu xuống 25% hay các giải pháp hàng đầu để chấn chỉnh hoạt động quản lý trang thiết bị y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng mức độ thành công của ứng dụng CNTT ở mọi lĩnh vực, trong đó có y tế, không phải do đội ngũ kỹ thuật là chính mà phụ thuộc vào quyết tâm đẩy mạnh công khai, minh bạch hóa của người đứng đầu từng đơn vị, bệnh viện.
Trong khi đó, thay đổi thứ hai ở chính những người làm CNTT tại cơ quan nhà nước, các bệnh viện với vai trò như một “quản gia”, tìm hiểu thông tin, yêu cầu từ cơ quan chủ quản để truyền đạt, giám sát quá trình triển khai của DN, từng bước chuyển sang hoạt động phân tích thông tin, dữ liệu.
Từ so sánh giá trị tương đối đối ổn định của 1 con đường hay 1 tòa nhà, dù còn ít xe đi hay chưa có người ở ngay, theo thời gian trong khi CNTT đầu tư mà không dùng thì 3 năm sau giá có khi chỉ còn 10%, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi các doanh nghiệp CNTT phải tiên phong, mạnh mẽ phát triển thị trường trong lĩnh vực y tế, vốn có quy mô rất lớn và bền vững.
Các Bộ ngành (Y tế, Thông tin và Truyền thông, KH&ĐT, Tài chính…) cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bệnh viện và doanh nghiệp triển khai ứng dụng CNTT trên tinh thần thuê dịch vụ và vì lợi ích người bệnh.
“Tôi mong rằng hội nghị lần này sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực sự đối với ứng dụng CNTT của ngành Y tế. Nếu chúng ta làm được các ngành khác cũng sẽ làm theo thì rất tốt”, Phó Thủ tướng nói.
Minh Đức
Bình luận