(VTC News)- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn các bạn sinh viên hãy lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống để những tiêu cực trong xã hội sẽ dần bị đẩy lùi.
Sáng nay (15/9), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có những chia sẻ đầy ý nghĩa khi đến dự khai giảng tại trường ĐH Khoa học và xã hội Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Phó Thủ tướng cho biết không chuẩn bị bài phát biểu nhưng mong muốn được chia sẻ những suy nghĩ rất chân thành đối với các sinh viên.
“Chắc rằng tất cả chúng ta đều đã biết, kể cả các bạn sinh viên mới năm đầu vào, là đất nước ta từ mấy chục năm nay phát triển khá nhanh và toàn diện, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình cao thứ hai trên thế giới.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng, đất nước của chúng ta vẫn còn nghèo, nhiều nơi còn rất nghèo và chúng ta nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn, để đưa đất nước phát triển nhanh hơn và đương nhiên là bền vững hơn”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng cho rằng mức độ phát triển của một đất nước không chỉ thể hiện ở tốc độ tăng trưởng, ở thu nhập bình quân đầu người mà còn ở rất nhiều tiêu chí, chỉ tiêu và thậm chí là rất nhiều điều không đo được bằng những chỉ tiêu cụ thể liên quan đến con người, văn hóa con người.
Nói về vai trò của khoa học xã hội nhân văn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: “Ngay trong việc giải phóng mọi nguồn lực, mọi sức mạnh để tăng trưởng nhanh hơn thì khoa học xã hội và nhân văn cũng đã có một vị trị đặc biệt quan trọng nếu không muốn nói là không thể thiếu. Nhưng quan trọng hơn, là khoa học xã hội và nhân văn còn giúp để gìn giữ, để làm giàu thêm những giá trị văn hóa vô giá mà cha ông nghìn đời đã để lại cho chúng ta, những giá trị đã làm nên lịch sử của một dân tộc anh hùng và hết sức nhân văn.
Ông Đam cũng chia sẻ khoa học xã hội và nhân văn không chỉ liên quan tới lịch sử, tương lai, không chỉ là vì những triết lý, công trình to lớn mà liên quan tới tất cả những gì rất bình dị, hiện hữu xung quanh chúng ta hằng ngày.
“Chúng ta từ trong nhà, các bạn từ trong lớp bước ra ngoài đường, ra ngoài xã hội, chúng ta thấy từ ánh mắt, nụ cười, từ những cử chỉ hành vi đều có thể thấy những điều rất nhân văn, những điều rất tốt đẹp, những điều chưa tốt đẹp, và kể cả những nguy cơ mà nếu chúng ta không chú ý, ngăn chặn thì có thể dẫn tới suy đồi về văn hóa”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý.
Vì vậy, Phó Thủ tướng không quên nhắc đến vai trò của mỗi cá nhân: Những điều tốt đẹp và chưa tốt đẹp ấy là có phần và có trách nhiệm của mỗi một người chúng ta, không phải chỉ của những người khác, không phải chỉ của xã hội. Nguy cơ ấy cũng tương tự nguy cơ tụt hậu về kinh tế là hiện hữu, là thật, và tôi có thể nói là rất thật”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng được giao phân công chủ trì chỉ đạo một báo cáo chung giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới, có tiêu đề là báo cáo Việt Nam 2035. Trong đó có phân tích những kịch bản phát triển khác nhau của Việt Nam tới năm 2035 và sau đó.
“Sau hàng chục lần làm việc với các chuyên gia quốc tế ở các lĩnh vực. Lần cuối cùng (gần đây nhất), các chuyên gia hỏi tôi rằng: Cá nhân Phó Thủ tướng mong muốn gì ở một đất nước Việt Nam vào năm 2035 và sau đó. Họ hỏi rất bất ngờ và tôi theo phản xạ tự nhiên thì tôi trả lời rằng, nhất định Việt Nam phải giàu hơn, mạnh hơn để không chỉ đi xin viện trợ, xin tài trợ như ngày hôm nay.
Nhưng Việt Nam không chỉ nhằm tới mục tiêu phải giàu hơn, mà quan trọng hơn là đất nước Việt Nam phải độc lập, phải hòa bình, người Việt Nam phải được sống trong một xã hội an lành, đầy tình người và văn hóa”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Tất cả các chuyên gia trong đó có nhiều người đang là công dân và đang sống ở những nước phát triển đều chia sẻ rất vui khi được nghe điều đó. Những chuyên gia này tin rằng những đóng góp của họ sẽ rất có ý nghĩa.
“Có một chuyên gia rất cảm động nói với tôi rằng, mặc dù đất nước mà anh ấy hiện nay đang sống giàu có hơn Việt Nam rất nhiều và 20 năm tới đây chắc còn giàu có hơn nhiều nữa, nhưng nếu được thì anh ấy và gia đình và bạn bè anh ấy đều sẽ mong muốn được chọn, được sống trong một đất nước không giàu có bằng nhưng mà đáng sống hơn”, Phó Thủ tướng nói.
"Mỗi chúng ta, mỗi người đều có những giá trị rất là quý. Và điều ý nghĩa nhất và chắc cũng là điều khó nhất, mà nhiều khi mình tưởng rằng dễ nhưng mà khó nhất, là mỗi một người là tôi, là các bạn cố vượt lên chính mình để những điều tốt đẹp trong mình và trong xã hội được nhân lên, để bản ngã của mình chưa tốt, để những tiêu cực trong xã hội bị kiềm chế, bị ngăn chặn, bị đẩy lùi và những điều tốt đẹp sẽ dần lấn át”, Phó Thủ tướng nhắn nhủ các bạn sinh viên.
Phó Thủ tướng cho rằng bản thân ông và các bạn sinh viên phải cùng cố gắng hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây để làm được điều đó.
Phạm Thịnh
Sáng nay (15/9), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có những chia sẻ đầy ý nghĩa khi đến dự khai giảng tại trường ĐH Khoa học và xã hội Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Phó Thủ tướng cho biết không chuẩn bị bài phát biểu nhưng mong muốn được chia sẻ những suy nghĩ rất chân thành đối với các sinh viên.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ với các sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn trong lễ khai giảng năm học mới (Ảnh: Phạm Thịnh) |
“Chắc rằng tất cả chúng ta đều đã biết, kể cả các bạn sinh viên mới năm đầu vào, là đất nước ta từ mấy chục năm nay phát triển khá nhanh và toàn diện, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình cao thứ hai trên thế giới.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng, đất nước của chúng ta vẫn còn nghèo, nhiều nơi còn rất nghèo và chúng ta nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn, để đưa đất nước phát triển nhanh hơn và đương nhiên là bền vững hơn”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng cho rằng mức độ phát triển của một đất nước không chỉ thể hiện ở tốc độ tăng trưởng, ở thu nhập bình quân đầu người mà còn ở rất nhiều tiêu chí, chỉ tiêu và thậm chí là rất nhiều điều không đo được bằng những chỉ tiêu cụ thể liên quan đến con người, văn hóa con người.
Nói về vai trò của khoa học xã hội nhân văn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: “Ngay trong việc giải phóng mọi nguồn lực, mọi sức mạnh để tăng trưởng nhanh hơn thì khoa học xã hội và nhân văn cũng đã có một vị trị đặc biệt quan trọng nếu không muốn nói là không thể thiếu. Nhưng quan trọng hơn, là khoa học xã hội và nhân văn còn giúp để gìn giữ, để làm giàu thêm những giá trị văn hóa vô giá mà cha ông nghìn đời đã để lại cho chúng ta, những giá trị đã làm nên lịch sử của một dân tộc anh hùng và hết sức nhân văn.
Hàng trăm sinh viên ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn chăm chú lắng nghe các chia sẻ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Ông Đam cũng chia sẻ khoa học xã hội và nhân văn không chỉ liên quan tới lịch sử, tương lai, không chỉ là vì những triết lý, công trình to lớn mà liên quan tới tất cả những gì rất bình dị, hiện hữu xung quanh chúng ta hằng ngày.
“Chúng ta từ trong nhà, các bạn từ trong lớp bước ra ngoài đường, ra ngoài xã hội, chúng ta thấy từ ánh mắt, nụ cười, từ những cử chỉ hành vi đều có thể thấy những điều rất nhân văn, những điều rất tốt đẹp, những điều chưa tốt đẹp, và kể cả những nguy cơ mà nếu chúng ta không chú ý, ngăn chặn thì có thể dẫn tới suy đồi về văn hóa”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý.
Vì vậy, Phó Thủ tướng không quên nhắc đến vai trò của mỗi cá nhân: Những điều tốt đẹp và chưa tốt đẹp ấy là có phần và có trách nhiệm của mỗi một người chúng ta, không phải chỉ của những người khác, không phải chỉ của xã hội. Nguy cơ ấy cũng tương tự nguy cơ tụt hậu về kinh tế là hiện hữu, là thật, và tôi có thể nói là rất thật”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng được giao phân công chủ trì chỉ đạo một báo cáo chung giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới, có tiêu đề là báo cáo Việt Nam 2035. Trong đó có phân tích những kịch bản phát triển khác nhau của Việt Nam tới năm 2035 và sau đó.
“Sau hàng chục lần làm việc với các chuyên gia quốc tế ở các lĩnh vực. Lần cuối cùng (gần đây nhất), các chuyên gia hỏi tôi rằng: Cá nhân Phó Thủ tướng mong muốn gì ở một đất nước Việt Nam vào năm 2035 và sau đó. Họ hỏi rất bất ngờ và tôi theo phản xạ tự nhiên thì tôi trả lời rằng, nhất định Việt Nam phải giàu hơn, mạnh hơn để không chỉ đi xin viện trợ, xin tài trợ như ngày hôm nay.
Nhưng Việt Nam không chỉ nhằm tới mục tiêu phải giàu hơn, mà quan trọng hơn là đất nước Việt Nam phải độc lập, phải hòa bình, người Việt Nam phải được sống trong một xã hội an lành, đầy tình người và văn hóa”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Tất cả các chuyên gia trong đó có nhiều người đang là công dân và đang sống ở những nước phát triển đều chia sẻ rất vui khi được nghe điều đó. Những chuyên gia này tin rằng những đóng góp của họ sẽ rất có ý nghĩa.
“Có một chuyên gia rất cảm động nói với tôi rằng, mặc dù đất nước mà anh ấy hiện nay đang sống giàu có hơn Việt Nam rất nhiều và 20 năm tới đây chắc còn giàu có hơn nhiều nữa, nhưng nếu được thì anh ấy và gia đình và bạn bè anh ấy đều sẽ mong muốn được chọn, được sống trong một đất nước không giàu có bằng nhưng mà đáng sống hơn”, Phó Thủ tướng nói.
"Mỗi chúng ta, mỗi người đều có những giá trị rất là quý. Và điều ý nghĩa nhất và chắc cũng là điều khó nhất, mà nhiều khi mình tưởng rằng dễ nhưng mà khó nhất, là mỗi một người là tôi, là các bạn cố vượt lên chính mình để những điều tốt đẹp trong mình và trong xã hội được nhân lên, để bản ngã của mình chưa tốt, để những tiêu cực trong xã hội bị kiềm chế, bị ngăn chặn, bị đẩy lùi và những điều tốt đẹp sẽ dần lấn át”, Phó Thủ tướng nhắn nhủ các bạn sinh viên.
Phó Thủ tướng cho rằng bản thân ông và các bạn sinh viên phải cùng cố gắng hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây để làm được điều đó.
Phạm Thịnh
Bình luận