(VTC News) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh Bộ KH&CN phải đẩy mạnh công khai, minh bạch hóa, nhất là trong thực hiện cơ chế khoán, từ ra “đầu bài” nghiên cứu đến tiến độ, kết quả, nghiệm thu sản phẩm.
Trong hội nghị triển khai kế hoạch năm 2015 của Bộ KH&CN, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá năm 2014 Bộ KH&CN đã quyết tâm đổi mới, đeo bám để thuyết phục.
Bộ KH&CN đã đưa ra nhiều cơ chế đổi mới để hình thành các quỹ cho KH&CN, các văn bản hướng dẫn, cơ chế khoán đối với nghiên cứu khoa học, tôn vinh các nhà khoa học.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Đất nước muốn đi lên được, thu hẹp khoảng cách với các nước, giữ vững độc lập chủ quyền thì tiềm lực đất nước phải mạnh, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của KH&CN”.
Các bước chuẩn bị về chính sách, ra đời hàng loạt cơ chế mới trong năm qua của Bộ KH&CN đã tạo không khí phấn khởi trong giới khoa học.
Vì vậy, năm 2015, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là triển khai, đưa các chính sách, cơ chế này vào thực tiễn sớm nhất, xử lý kịp thời vướng mắc để trước hết là doanh nghiệp thấy rõ lợi ích trong ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ.
Cụ thể, ngoài những cơ chế ưu đãi thuế, tín dụng, Bộ KH&CN phải là đầu mối, giới khoa học cùng lên tiếng với các Bộ ngành tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, xóa bỏ những độc quyền, ưu ái, để nguồn lực xã hội được phân phối thực sự dựa trên sức cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
“Chúng ta kêu gọi, cho cơ chế ưu đãi phát triển KH&CN nhưng vẫn có những thứ ưu đãi mà doanh nghiệp không cần làm khoa học mà chỉ bằng quan hệ hay độc quyền để tiếp cận được nguồn lực thì KH&CN không thể phát triển được”, Phó Thủ tướng phân tích.
Quan trọng không kém là khơi dậy sức sáng tạo của từng người dân, của toàn xã hội từ những sáng kiến nhỏ ban đầu đến những sáng chế, sản phẩm cụ thể, với vai trò không thể thiếu của các nhà khoa học, tổ chức khoa học cũng như sự hỗ trợ từ Bộ KH&CN.
Vì vậy, Bộ KH&CN cần thay đổi mạnh mẽ từ việc ra “đầu bài” nghiên cứu trước đây chủ yếu do các viện, các nghiên cứu viên đề xuất thì nay các sở KH&CN phải đóng vai trò lớn hơn trong tập hợp các yêu cầu thực tiễn thành những đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, triển khai.
Phó Thủ tướng cho rằng hoạt động của các hội đồng khoa học cũng phải đổi mới rất mạnh mẽ theo hướng công khai, minh bạch tối đa trong việc lựa chọn thành viên, trách nhiệm của hội đồng khi thẩm định, nghiệm thu đề tài… để cộng đồng giám sát.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý đến đẩy mạnh hợp tác, khai thác các thông tin khoa học kỹ thuật của thế giới khi có những ý kiến cho rằng ít nhất 80% đề tài sẽ không cần phải nghiên cứu từ đầu, tiết kiệm nhiều chi phí của ngân sách, doanh nghiệp, xã hội.
Đặc biệt, trong thời gian tới, khi triển khai chính sách tinh giản biên chế, đổi mới hoạt động bộ máy hành chính, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công theo hướng tự chủ, thì các cơ sở nghiên cứu KH&CN phải chủ động, thực sự đi đầu.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng mong muốn trong năm 2015 và những năm tới, Bộ KH&CN thực sự đi đầu trong sáng tạo, đổi mới từ cơ chế quản lý, đổi mới đơn vị sự nghiệp đến cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin…
Thiếu cán bộ khoa học giỏi
Năm 2014, tổng ngân sách chi cho KH&CN là 13.666 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 5.986 tỷ, chi sự nghiệp là 7.680 tỷ đồng.
Năm 2015, dự kiến Ngân sách chi 17.390 tỷ, tron đó chi đầu tư phát triển là 7.600 tỷ đồng, chi sự nghiệp là 9.790 tỷ đồng. Năm 2014, Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN về đổi mới, sáng tạo.
Trong năm 2014, công tác chỉ đạo điều hành, quản lý nhà nước của Bộ KH&CN đã hướng vào mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu trong những ngành, lĩnh vực quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp, y-dược, môi trường, thông tin.
Đáng chú ý nhất là môi trường pháp lý về KH&CN được tập trung hoàn thiện thành hệ thống khá đồng bộ, khắc phục được các mâu thuẫn, chồng chéo, tạo điều kiện bình đẳng, rộng mở cho mọi thành phần tham gia đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao, thương mại hóa KH&CN.
Các chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch công nghệ, các tổ chức trung gian công nghệ ở quy mô quốc gia, vùng, địa phương đã góp phần quan trọng thúc đảy cung cầu công nghệ, gia tăng số lượng và giá trị các giao dịch công nghệ giữa DN với các cơ sở nghiên cứu.
Một số thành tựu nghiên cứu KH&CN tiêu biểu đã đem lại giá trị kinh tế, xã hội cao trong năm 2014 như: 18 giống cây trồng chính thức, 16 giống cây trồng được công nhận sản xuất thử; sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm hơn 30 đối tượng thuỷ sản mới có giá trị kinh tế cao; áp dụng thành công công nghệ sản xuất vắc xin rota sống, uống giảm độc lực (khoảng 3 triệu liều/năm); làm chủ được thiết kế, chế tạo và vận hành máy biến áp 220kV, 500kV đạt tiêu chuẩn quốc tế; làm chủ công nghệ thiết kế chip vi điều khiển 8 bit...
Tuy nhiên, nhìn chung, tiềm lực và trình độ KH&CN, đội ngũ cán bộ KH&CN vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu các tập thể khoa học mạnh, các viện nghiên cứu, trường ĐH đẳng cấp quốc tế, thiếu các cán bộ đầu ngành.
Do đó, KH&CN chưa đóng góp nhiều vào yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng thấp. Trở thành động lực chủ yếu cho tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế vẫn là một thách thức lớn của KH&CN.
Quản lý hoạt động KH&CN, còn thiếu các hướng ưu tiên phù hợp, các chính sách, giải pháp mạnh mẽ để tạo đột phá trong những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế, vì vậy, chưa hình thành được các ngành mũi nhọn, đạt trình độ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh bình đẳng với khu vực và thế giới.
Bộ KH&CN đã đưa ra nhiều cơ chế đổi mới để hình thành các quỹ cho KH&CN, các văn bản hướng dẫn, cơ chế khoán đối với nghiên cứu khoa học, tôn vinh các nhà khoa học.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đất nước muốn phát triển và thu hẹp khoảng cách với các nước, giữ vững độc lập chủ quyền thì tiềm lực phải mạnh, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của KH&CN. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Các bước chuẩn bị về chính sách, ra đời hàng loạt cơ chế mới trong năm qua của Bộ KH&CN đã tạo không khí phấn khởi trong giới khoa học.
Vì vậy, năm 2015, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là triển khai, đưa các chính sách, cơ chế này vào thực tiễn sớm nhất, xử lý kịp thời vướng mắc để trước hết là doanh nghiệp thấy rõ lợi ích trong ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ.
Cụ thể, ngoài những cơ chế ưu đãi thuế, tín dụng, Bộ KH&CN phải là đầu mối, giới khoa học cùng lên tiếng với các Bộ ngành tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, xóa bỏ những độc quyền, ưu ái, để nguồn lực xã hội được phân phối thực sự dựa trên sức cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
“Chúng ta kêu gọi, cho cơ chế ưu đãi phát triển KH&CN nhưng vẫn có những thứ ưu đãi mà doanh nghiệp không cần làm khoa học mà chỉ bằng quan hệ hay độc quyền để tiếp cận được nguồn lực thì KH&CN không thể phát triển được”, Phó Thủ tướng phân tích.
Quan trọng không kém là khơi dậy sức sáng tạo của từng người dân, của toàn xã hội từ những sáng kiến nhỏ ban đầu đến những sáng chế, sản phẩm cụ thể, với vai trò không thể thiếu của các nhà khoa học, tổ chức khoa học cũng như sự hỗ trợ từ Bộ KH&CN.
Vì vậy, Bộ KH&CN cần thay đổi mạnh mẽ từ việc ra “đầu bài” nghiên cứu trước đây chủ yếu do các viện, các nghiên cứu viên đề xuất thì nay các sở KH&CN phải đóng vai trò lớn hơn trong tập hợp các yêu cầu thực tiễn thành những đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, triển khai.
Phó Thủ tướng cho rằng hoạt động của các hội đồng khoa học cũng phải đổi mới rất mạnh mẽ theo hướng công khai, minh bạch tối đa trong việc lựa chọn thành viên, trách nhiệm của hội đồng khi thẩm định, nghiệm thu đề tài… để cộng đồng giám sát.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý đến đẩy mạnh hợp tác, khai thác các thông tin khoa học kỹ thuật của thế giới khi có những ý kiến cho rằng ít nhất 80% đề tài sẽ không cần phải nghiên cứu từ đầu, tiết kiệm nhiều chi phí của ngân sách, doanh nghiệp, xã hội.
Đặc biệt, trong thời gian tới, khi triển khai chính sách tinh giản biên chế, đổi mới hoạt động bộ máy hành chính, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công theo hướng tự chủ, thì các cơ sở nghiên cứu KH&CN phải chủ động, thực sự đi đầu.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng mong muốn trong năm 2015 và những năm tới, Bộ KH&CN thực sự đi đầu trong sáng tạo, đổi mới từ cơ chế quản lý, đổi mới đơn vị sự nghiệp đến cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin…
Thiếu cán bộ khoa học giỏi
Năm 2014, tổng ngân sách chi cho KH&CN là 13.666 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 5.986 tỷ, chi sự nghiệp là 7.680 tỷ đồng.
Năm 2015, dự kiến Ngân sách chi 17.390 tỷ, tron đó chi đầu tư phát triển là 7.600 tỷ đồng, chi sự nghiệp là 9.790 tỷ đồng. Năm 2014, Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN về đổi mới, sáng tạo.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn trong năm 2015 và những năm tới, Bộ KH&CN thực sự đi đầu trong đổi mới, sáng tạo. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Đáng chú ý nhất là môi trường pháp lý về KH&CN được tập trung hoàn thiện thành hệ thống khá đồng bộ, khắc phục được các mâu thuẫn, chồng chéo, tạo điều kiện bình đẳng, rộng mở cho mọi thành phần tham gia đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao, thương mại hóa KH&CN.
Các chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch công nghệ, các tổ chức trung gian công nghệ ở quy mô quốc gia, vùng, địa phương đã góp phần quan trọng thúc đảy cung cầu công nghệ, gia tăng số lượng và giá trị các giao dịch công nghệ giữa DN với các cơ sở nghiên cứu.
Một số thành tựu nghiên cứu KH&CN tiêu biểu đã đem lại giá trị kinh tế, xã hội cao trong năm 2014 như: 18 giống cây trồng chính thức, 16 giống cây trồng được công nhận sản xuất thử; sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm hơn 30 đối tượng thuỷ sản mới có giá trị kinh tế cao; áp dụng thành công công nghệ sản xuất vắc xin rota sống, uống giảm độc lực (khoảng 3 triệu liều/năm); làm chủ được thiết kế, chế tạo và vận hành máy biến áp 220kV, 500kV đạt tiêu chuẩn quốc tế; làm chủ công nghệ thiết kế chip vi điều khiển 8 bit...
Tuy nhiên, nhìn chung, tiềm lực và trình độ KH&CN, đội ngũ cán bộ KH&CN vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu các tập thể khoa học mạnh, các viện nghiên cứu, trường ĐH đẳng cấp quốc tế, thiếu các cán bộ đầu ngành.
Do đó, KH&CN chưa đóng góp nhiều vào yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng thấp. Trở thành động lực chủ yếu cho tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế vẫn là một thách thức lớn của KH&CN.
Quản lý hoạt động KH&CN, còn thiếu các hướng ưu tiên phù hợp, các chính sách, giải pháp mạnh mẽ để tạo đột phá trong những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế, vì vậy, chưa hình thành được các ngành mũi nhọn, đạt trình độ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh bình đẳng với khu vực và thế giới.
Minh Đức
Bình luận