• Zalo

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải chấn chỉnh các cơ sở dạy nghề

Giáo dụcThứ Ba, 28/10/2014 07:16:00 +07:00Google News

(VTC News) - Sáng 28/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ LĐTB&XH, ông nhấn mạnh một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ

(VTC News) - Sáng 28/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ LĐTB&XH, ông nhấn mạnh một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ

Để nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, bên cạnh những vấn đề vĩ mô, cần sự phối hợp của nhiều ngành, Phó Thủ tướng cho rằng nguồn nhân lực lao động chất lượng cao có ý nghĩa
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ LĐTB&XH phải xác định rõ trách nhiệm của mình, rà soát 9 lĩnh vực quản lý (Ảnh: Đình Nam)
Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, tính đến 30/9 cả nước có 1.421 cơ sở dạy nghề (168 trường cao đẳng nghề; 303 trường trung cấp nghề; 950 trung tâm dạy nghề); tuyển sinh học nghề đạt 623.000 người.

Muốn có bước chuyển thực sự về chất lượng trong công tác dạy nghề, ngành LĐTB&XH phải đặt kế hoạch đổi mới căn bản, toàn diện, dũng cảm nhìn vào bất cập để trả lời những câu hỏi: Tại sao người học nghề ít; tại sao sáp nhập 3 trung tâm dạy nghề ở cấp huyện mà trước đây chúng ta đã phải đầu tư trong khi ngân sách còn nghèo; có cần thiết rải đều trung tâm dạy nghề ở các tỉnh...

Phó Thủ tướng gợi mở: “Thành lập một cơ sở dạy nghề mất 10ha đất, đầu tư 500 tỷ đồng kèm theo đội ngũ giáo viên mấy trăm người, vậy liệu chúng ta có dám dũng cảm chuyển đổi, cho DN, tư nhân thuê để hoạt động với điều kiện đảm bảo tài sản đã được đầu tư, để trước hết giảm bớt chi thường xuyên cho đội ngũ giáo viên, đồng thời huy động được thêm nguồn lực đầu tư từ xã hội vào hoạt động dạy nghề. Từ đó, đổi mới hoạt động của các trung tâm dạy nghề theo hướng tự chủ, hoạt động như DN”.

Chia sẻ với các đại biểu về nghiên cứu Ngân hàng Thế giới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết bên cạnh việc có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai thế giới trong vòng 20 năm qua (trung bình 5,7%/năm),  thì điểm đáng quý nhất là kết quả tăng trưởng của Việt Nam dành cho xã hội nhiều hơn khi thu nhập của 40% người nghèo nhất tăng 9%/năm. Nhưng 20 năm tới đây nếu chỉ tiếp tục tăng trưởng ở mức 5-6%/năm thì chúng ta sẽ ở trong bẫy thu nhập trung bình.

“Không một đất nước nào hy sinh gian khổ như Việt Nam, không có một gia đình, dòng họ, làng xã nào không có người hy sinh xương máu cho sự nghiệp giành độc lập, tự do với mong ước xây dựng đất nước giàu mạnh hơn. Vì vậy, chúng ta phải đặt mục đích phát triển nhanh hơn đi đôi với xã hội phát triển tương xứng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trên tinh thần đó, Bộ LĐTB&XH phải xác định rõ trách nhiệm của mình, rà soát tất cả 9 lĩnh vực thuộc bộ, những gì đã làm tốt thì tiếp tục cải thiện, phát huy hơn nữa nhưng cũng có những điểm cần cập nhật, đổi mới căn bản.

“Đơn cử như nói về năng suất lao động đúng là còn liên quan đến cơ cấu, ngành nghề lao động nhưng Bộ cũng cần xem rất cụ thể những lĩnh vực nào thuộc trách nhiệm của mình để xử lý. Chúng ta cố gắng làm đúng chức năng quản lý nhà nước và dần dần theo hướng hiện đại trên cơ sở tiếp thu, tham khảo kinh nghiệm các nước”, Phó Thủ tướng nói.

Ngay trong lĩnh vực quản lý, giới thiệu việc làm, trên quan điểm nhà nước kiến tạo sử dụng nguồn lực ít nhất, hiệu quả nhất nhờ huy động tối đa nguồn lực xã hội, Bộ LĐTB&XH hoàn toàn có thể xem xét, đánh giá hoạt động, đề ra hướng hợp tác giữa trung tâm dịch vụ việc làm với DN nâng cao hiệu quả, mở rộng phạm vi sang các lĩnh vực khác như bảo trợ xã hội, chăm sóc bảo vệ trẻ em, người có công...

Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ LĐTB&XH trong xây dựng chính sách, đề án, quy hoạch, văn bản pháp luật phải dựa trên những nghiên cứu cơ bản, tầm nhìn dài hơi với tinh thần trách nhiệm, có thanh tra, kiểm tra đầy đủ quá trình thực hiện.

Công tác truyền thông cần đẩy mạnh đối với các vấn đề nóng mà xã hội đang quan tâm như: phòng chống tệ nạn xã hội, cai nghiện ma túy, năng suất lao động... qua đó tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân, chắt lọc những điểm mới đáng lưu ý.

Về với định hướng xây dựng kế hoạch năm 2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn: “Từng đơn vị của Bộ LĐTB&XH đưa ra được một vài điểm tâm đắc nhất để quyết tâm làm, với tinh thần trách nhiệm, tầm nhìn xa để đổi mới căn bản, đưa đất nước đi lên”.

 Một số kết quả công tác trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

- 1.225.000 người được tạo việc làm trong nước và 91.143 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

- Hiện toàn quốc có 1.421 cơ sở dạy nghề và 8 tháng đầu năm đã tuyển sinh được 623.000 người.

- Cả nước có trên 8,8 triệu đối tượng người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước.

- Ước đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 5,8%-6,0%, giảm khoảng 1,8%-2% so với

- Thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với 2,6 triệu người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí trên 12.000 tỷ đồng.

- Hết tháng 9/2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy; 142 Trung tâm cai nghiện ma túy và cai nghiện cho khoảng 32.200 người; 2.902 người được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.


Minh Đức
Bình luận
vtcnews.vn