(VTC News) - Việc chặt phá cây xanh ở Hà Nội lại một lần nữa làm "nóng" nghị trường trong phiên chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận, sáng 13/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề trong chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Mở đầu phần chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đã đặt câu hỏi về tình hình chống tham nhũng hiện nay và kết quả kiểm tra việc chặt cây xanh tại Hà Nội, lấp sông Đồng Nai tại tỉnh Đồng Nai.
Gửi câu hỏi một cách ngắn gọn, đại biểu Nghĩa vào thẳng 2 vấn đề chính: "Thưa Phó Thủ tướng, công tác phòng chống tham nhũng có hiểu quả sẽ đem lại lòng tin cho nhân dân. Xin hỏi, Chính phủ đến nay đã xử lý được bao nhiêu vụ tham nhũng và tài sản tham nhũng được thu hồi là bao nhiêu? Tới đây, Chính phủ có biện pháp gì để thực hiện công tác này?"
Câu hỏi thứ hai được đại biểu Nghĩa đặt ra là vừa qua tại Hà Nội đã xảy ra tình trạng chặt phá cây xanh nhiều năm tuổi, thay bằng những cây xanh có giá trị thấp. Còn tại tỉnh Đồng Nai đã diễn ra vụ việc lấp sông Đồng Nai. Chính phủ có hay không việc đặt lợi ích doanh nghiệp lên trên lợi ích cộng đồng? Trách nhiệm của 2 địa phương trong hai vấn đề này như thế nào?
Về câu hỏi chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tham nhũng trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều mặt, nhưng kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tham nhũng còn nghiêm trọng và diễn diễn biến phức tạp. Cụ thể, năm 2014 đã điều tra, khám phá, xét xử 256 vụ với 593 bị can. Như vậy là tăng 25 vụ và 25 bị can.
Tài sản thu hồi năm 2013 là trên 10%, tài sản thu hồi năm 2014 với nhiều dự án lớn đạt trên 22%.
Biện pháp của Chính phủ trong thời gian tới đã được đồng chí Tổng Bí thư - Trưởng ban phòng chống tham nhũng đưa ra trong phiên họp vừa rồi với 8 biện pháp lớn là: Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt hơn công tác phòng chống tham nhũng.
Hai là phải xây dựng thể chế phòng chống tham nhũng. Điều tra, thanh tra, xét xử truy tố nghiêm các trường hợp thanh nhũng đã được phát hiện.
Đặc biệt xây dựng thể chế sao cho số vụ tham nhũng không tăng lên trong thời gian tới. Ngoài ra, còn có các biện pháp khác như: tuyên truyền vận động nhân dân, hợp tác quốc tế và quan trọng là phát huy vai trò dân cử, mặt trận tổ quốc trong việc phát hiện các đối tượng tham nhũng để làm nghiêm.
"Thời gian qua chuyển biến chống tham nhũng đã có chuyển biến bước đầu quan trọng như báo cáo tôi vừa nêu", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Về câu hỏi chặt cây xanh ở Hà Nội và lấp sông Đồng Nai, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: Thủ đô hiện có trên 1.000 tuyến phố có cây xanh hai bên.
Thời gian qua có dư luận về chặt cây xanh, Thủ tướng chính phủ đã có chỉ đạo kiểm tra vấn đề này. Tổng thanh tra Chính phủ cũng đã có ý kiến, đặc biệt là Hà Nội, Thành uỷ, UBND Hà Nội đã quyết định chủ động thành lập đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Hà Nội làm trưởng đoàn.
Kết quả Thanh tra cho thấy: Việc chặt cây ở đường Nguyễn Trãi phải chặt vì làm đường sắt trên không. Theo Luật Đường sắt phải chặt để đảm bảo an toàn, trong hành lang 15 - 16 m.
Còn tuyến Nguyễn Chí Thanh, chặt cây để cải tạo cây tạp theo đề án trồng mới, thay thế cây hư hỏng, ngã đổ.
Qua thanh tra, Hà Nội đã rút ra kết luận: Một là đề án này còn sơ sài, trong quá trình thực hiện có sai sót nhất định như: không hỏi ý kiến dân, không hỏi ý kiến chuyên gia, không thực hiện công khai, dân chủ...
"Ví dụ người ta chặt cây thường làm buổi tối, nhưng người dân lại không hiểu tại sao lại chặt cây buổi tối. Cái này là sai sót, nhưng Hà Nội đã rút ra kết luận, tổ chức kiểm điểm tổ chức, cá nhân vi phạm trong quá trình chuyển đổi, nâng cấp cây xanh, chủ yếu ở đường Nguyễn Chí Thanh. Chính phủ hoan nghênh thái độ nghiêm túc của Hà Nội", Phó Thủ tướng khẳng định.
Về việc lấp sông Đồng Nai, Phó Thủ tướng cho biết, theo báo chí nêu, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo và cử đoàn thanh tra liên ngành do Bộ Tài nguyên môi trường trực tiếp xuống xem xét, Uỷ ban khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội cũng cử đoàn xuống xem thực tế.
Kết luận chính thức của đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường báo cáo là: Tạm dừng lấp sống Đồng Nai, việc chắn dừng 100m, 70m, 50m như vậy có ảnh hưởng tớ dòng chảy, gây xói lở hay không, có ảnh hưởng đến 6 tỉnh xung quanh không?
Báo cáo tiếp thu, giải trình trước Quốc hội sáng nay, Phó Thủ tướng nêu rõ: Trong 5 tháng đầu năm kinh tế nước ta tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. tăng trưởng tín dụng đạt 5,18%, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, tỷ giá và thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, xuất khẩu 5 tháng tăng 7,3%, thu ngân sách tăng 7,9% so với cùng kỳ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 7,6%, giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi đạt 11,8%.
Sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,2%, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 15,5%, vốn đăng ký tăng 26,3%, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động giảm 5,3% so với cùng kỳ.
Trong 5 tháng đầu năm, đã tạo việc làm mới cho trên 641.000 lao động, tăng 3,7% so với cùng kỳ 2014, trong đó đưa 45.000 lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài.
Tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí: Số vụ giảm 13,5%, số người chết giảm 4,9%, số người bị thương giảm 19%. Đã ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu và hoàn tất thủ tục để ký kết với Liên minh châu Âu.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, theo Phó Thủ tướng, kinh tế nước ta đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Thiên tai, hạn hán diễn ra phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân, nhất là tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Tiêu thụ một số nông sản như cao su, cà phê, lúa gạo, trái cây... còn nhiều khó khăn. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,6%; vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
Châu Anh
Sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận, sáng 13/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề trong chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Gửi câu hỏi một cách ngắn gọn, đại biểu Nghĩa vào thẳng 2 vấn đề chính: "Thưa Phó Thủ tướng, công tác phòng chống tham nhũng có hiểu quả sẽ đem lại lòng tin cho nhân dân. Xin hỏi, Chính phủ đến nay đã xử lý được bao nhiêu vụ tham nhũng và tài sản tham nhũng được thu hồi là bao nhiêu? Tới đây, Chính phủ có biện pháp gì để thực hiện công tác này?"
Câu hỏi thứ hai được đại biểu Nghĩa đặt ra là vừa qua tại Hà Nội đã xảy ra tình trạng chặt phá cây xanh nhiều năm tuổi, thay bằng những cây xanh có giá trị thấp. Còn tại tỉnh Đồng Nai đã diễn ra vụ việc lấp sông Đồng Nai. Chính phủ có hay không việc đặt lợi ích doanh nghiệp lên trên lợi ích cộng đồng? Trách nhiệm của 2 địa phương trong hai vấn đề này như thế nào?
Về câu hỏi chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tham nhũng trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều mặt, nhưng kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tham nhũng còn nghiêm trọng và diễn diễn biến phức tạp. Cụ thể, năm 2014 đã điều tra, khám phá, xét xử 256 vụ với 593 bị can. Như vậy là tăng 25 vụ và 25 bị can.
Tài sản thu hồi năm 2013 là trên 10%, tài sản thu hồi năm 2014 với nhiều dự án lớn đạt trên 22%.
Biện pháp của Chính phủ trong thời gian tới đã được đồng chí Tổng Bí thư - Trưởng ban phòng chống tham nhũng đưa ra trong phiên họp vừa rồi với 8 biện pháp lớn là: Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt hơn công tác phòng chống tham nhũng.
Hai là phải xây dựng thể chế phòng chống tham nhũng. Điều tra, thanh tra, xét xử truy tố nghiêm các trường hợp thanh nhũng đã được phát hiện.
Đặc biệt xây dựng thể chế sao cho số vụ tham nhũng không tăng lên trong thời gian tới. Ngoài ra, còn có các biện pháp khác như: tuyên truyền vận động nhân dân, hợp tác quốc tế và quan trọng là phát huy vai trò dân cử, mặt trận tổ quốc trong việc phát hiện các đối tượng tham nhũng để làm nghiêm.
"Thời gian qua chuyển biến chống tham nhũng đã có chuyển biến bước đầu quan trọng như báo cáo tôi vừa nêu", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Về câu hỏi chặt cây xanh ở Hà Nội và lấp sông Đồng Nai, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: Thủ đô hiện có trên 1.000 tuyến phố có cây xanh hai bên.
Thời gian qua có dư luận về chặt cây xanh, Thủ tướng chính phủ đã có chỉ đạo kiểm tra vấn đề này. Tổng thanh tra Chính phủ cũng đã có ý kiến, đặc biệt là Hà Nội, Thành uỷ, UBND Hà Nội đã quyết định chủ động thành lập đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Hà Nội làm trưởng đoàn.
Kết quả Thanh tra cho thấy: Việc chặt cây ở đường Nguyễn Trãi phải chặt vì làm đường sắt trên không. Theo Luật Đường sắt phải chặt để đảm bảo an toàn, trong hành lang 15 - 16 m.
Còn tuyến Nguyễn Chí Thanh, chặt cây để cải tạo cây tạp theo đề án trồng mới, thay thế cây hư hỏng, ngã đổ.
Qua thanh tra, Hà Nội đã rút ra kết luận: Một là đề án này còn sơ sài, trong quá trình thực hiện có sai sót nhất định như: không hỏi ý kiến dân, không hỏi ý kiến chuyên gia, không thực hiện công khai, dân chủ...
"Ví dụ người ta chặt cây thường làm buổi tối, nhưng người dân lại không hiểu tại sao lại chặt cây buổi tối. Cái này là sai sót, nhưng Hà Nội đã rút ra kết luận, tổ chức kiểm điểm tổ chức, cá nhân vi phạm trong quá trình chuyển đổi, nâng cấp cây xanh, chủ yếu ở đường Nguyễn Chí Thanh. Chính phủ hoan nghênh thái độ nghiêm túc của Hà Nội", Phó Thủ tướng khẳng định.
Về việc lấp sông Đồng Nai, Phó Thủ tướng cho biết, theo báo chí nêu, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo và cử đoàn thanh tra liên ngành do Bộ Tài nguyên môi trường trực tiếp xuống xem xét, Uỷ ban khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội cũng cử đoàn xuống xem thực tế.
Kết luận chính thức của đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường báo cáo là: Tạm dừng lấp sống Đồng Nai, việc chắn dừng 100m, 70m, 50m như vậy có ảnh hưởng tớ dòng chảy, gây xói lở hay không, có ảnh hưởng đến 6 tỉnh xung quanh không?
Báo cáo tiếp thu, giải trình trước Quốc hội sáng nay, Phó Thủ tướng nêu rõ: Trong 5 tháng đầu năm kinh tế nước ta tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. tăng trưởng tín dụng đạt 5,18%, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, tỷ giá và thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, xuất khẩu 5 tháng tăng 7,3%, thu ngân sách tăng 7,9% so với cùng kỳ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 7,6%, giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi đạt 11,8%.
Sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,2%, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 15,5%, vốn đăng ký tăng 26,3%, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động giảm 5,3% so với cùng kỳ.
Trong 5 tháng đầu năm, đã tạo việc làm mới cho trên 641.000 lao động, tăng 3,7% so với cùng kỳ 2014, trong đó đưa 45.000 lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài.
Tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí: Số vụ giảm 13,5%, số người chết giảm 4,9%, số người bị thương giảm 19%. Đã ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu và hoàn tất thủ tục để ký kết với Liên minh châu Âu.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, theo Phó Thủ tướng, kinh tế nước ta đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Thiên tai, hạn hán diễn ra phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân, nhất là tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Tiêu thụ một số nông sản như cao su, cà phê, lúa gạo, trái cây... còn nhiều khó khăn. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,6%; vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
Châu Anh
Bình luận