• Zalo

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia'

Thời sựThứ Ba, 20/05/2014 01:47:00 +07:00Google News

(VTC News) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia.

(VTC News) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Sáng 20/5, báo cáo trước Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là diễn biến phức tạp ở biển Đông, nhiệm vụ kinh tế, xã hội còn lại của năm 2014 rất nặng nề.

“Trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cực lực phản đối, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích chính đáng, phù hợp với luật pháp quốc tế và truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam”, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Ảnh: TP) 

Để giải quyết tốt vấn đề này, Phó Thủ tướng đề nghị thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả các giải pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia ở biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

“Tăng cường công tác thông tin truyền thông, tạo sự đồng tình, ủng hộ của đồng bào ta cả trong và ngoài nước và của cộng đồng quốc tế”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm còn những mặt hạn chế.

Vừa qua, có một số người lợi dụng biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam, đã có hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại tài sản của Nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp, nhất là một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và chống người thi hành công vụ. Hành động này đã ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội và môi trường đầu tư kinh doanh.

Phó Thủ tướng thông tin thêm: “Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; đồng thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ phù hợp. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội đã được bảo đảm; hầu hết các doanh nghiệp đã trở lại hoạt động bình thường”.

Ông Phúc cho rằng Chính phủ đã thực hiện các biện pháp cần thiết theo đúng pháp luật và các cam kết quốc tế của Việt Nam, bảo đảm an ninh và an toàn tuyệt đối cho các cơ quan, doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong báo cáo về những nhiệm vụ, giải pháp tập trung chủ yếu trong những tháng cuối năm, Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, ứng phó kịp thời trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng cho rằng cần củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là tại các địa bàn trọng điểm. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế. Tiếp cận công nghệ quốc phòng tiên tiến, làm chủ trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí hiện đại.

Bên cạnh các nội dung liên quan đến biển Đông, Chính phủ sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tăng cường kiểm tra trọng tải phương tiện, xử lý nghiêm các vi phạm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cầu treo dân sinh ở các tỉnh miền núi.

Chủ động đẩy nhanh và sớm hoàn tất đàm phán các Hiệp định thương mại tự do, bảo đảm lợi ích quốc gia. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về ý nghĩa và lợi ích của việc tham gia Cộng đồng ASEAN, cũng như các cơ chế đa phương khác.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh: “Thực hiện tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài, bảo vệ ngư dân hoạt động trên biển. Chủ động đối thoại về dân chủ, nhân quyền và tôn giáo. Tăng cường công tác thông tin đối ngoại, nâng cao hình ảnh đất nước và con người Việt Nam”.

Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013:

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kế hoạch năm 2013

Ước thực hiện năm 2013 đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6

Thực hiện

năm

2013

1

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)

%

5,5

5,4

5,42

2

Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu

%

10

14,4

15,4

3

Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu

%

-8,0

-0,4

Xuất siêu 9,4 triệu USD

4

Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP

%

4,8

5,3

5,3

5

Tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP

%

~30,0

29,1

30,4

6

Chỉ số giá tiêu dùng

%

<8,0

~ 7

6,04

7

Tạo việc làm

Triệu người

1,6

1,54

1,543

8

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo

%

49

49

48

9

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị

%

<4

3,48

3,59

10

Tỷ lệ hộ nghèo giảm

Riêng các huyện nghèo giảm

%

%

~ 2,0

4

1,8 - 2

4

1,8

5

11

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

%

16

15,7

15,6

12

Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã)

Giường bệnh

22

22,3

22,3

13

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg) được xử lý

%

84

85

86

14

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

75

75

76

15

Tỷ lệ che phủ rừng

%

40,7

41,1

41,1

 Về các biện pháp liên quan đến bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ như đã báo cáo ở trên về các giải pháp liên quan bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, tăng cường lực lượng thực thi pháp luật trên biển. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia ở biển Đông.

Nỗ lực giải quyết tình hình phức tạp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC); tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của cộng đồng quốc tế.

Phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh của toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đồng thời chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi kích động, manh động, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam; bảo đảm an ninh trật tự và an toàn tính mạng, tài sản và sản xuất kinh doanh của mọi cá nhân, tổ chức, nhất là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Đồng thời phải đề ra được các giải pháp, chính sách phù hợp, chủ động trong điều hành các chính sách cân đối vĩ mô, ổn định và phát triển sản xuất của các ngành, lĩnh vực, các địa phương, doanh nghiệp, việc làm và ổn định đời sống người dân.

(Trích Báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội)

Phạm Thịnh
Bình luận
vtcnews.vn