(VTC News) - "Các bộ ngành cần có đột phá về huy động nguồn vốn để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà cho thuê”, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách Nhà ở và Thị trường bất động sản chỉ đạo tại cuộc họp Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản hôm 14/2.
Phó Thủ tướng chỉ ra một thực tế, thời gian vừa qua, bất động sản đã phát triển thiếu ổn định, cụ thể là tình trạng mất cân đối cung – cầu. Tình trạng trầm lắng trên thị trường là hệ quả của một quá trình không phản ánh đúng bản chất cung – cầu nhà ở điển hình là chênh lệch quá lớn ở phân khúc căn hộ cao cấp. Trong đó, nguyên nhân chính là do hệ thống phân tích và đánh giá thị trường bất động sản còn yếu.
Chính vì vậy, đã dẫn đến tình trạng đưa tín dụng vào phân khúc không hợp lý. Chưa xác định được phân khúc nào có thể tiếp tục cho vay và tính thanh khoản thế nào.
Cùng với đó, một số lượng lớn người dân ở các đô thị không đủ khả năng mua nhà do giá nhà đang bị đẩy lên quá cao. Đây là các đối tượng mà tất cả các chính sách, giải pháp quản lý cần hướng đến trong thời gian tới.
Cũng tại cuộc họp, Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, tính 31/12/2011, dư nợ bất động sản là 199,9 nghìn tỉ. Nợ xấu bất động sản 3,52% cao hơn 3% so với tổng dư nợ nền kinh tế. Ông Tiến cho biết, so với tháng 10/2011, nợ xấu là trên 4%.
Tuy nhiên, xu hướng đã giảm dần không đáng báo động như chuyên gia nhận định mà vẫn được được ngân hàng kiểm soát chặt chẽ.
Thống kê toàn hệ thống ngân hàng đến 31/12, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS đạt 201 ngàn tỷ đồng chiếm 8,45% trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế của toàn hệ thống, giảm 14,25% so với năm 2010. Dự nợ tín dụng đối với nền kinh tế của toàn hệ thống cùng thời kỳ tăng 9,02%.
Phát triển nhà cho thuê
Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, để thị trường bất động sản phát triển ổn định, các cơ quan ban ngành cần khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu, chủ động tìm nguồn vốn mới và ban hành các văn bản quy pháp pháp luật để quản lý chặt thị trường.
Để đảm bảo việc tiếp tục phát triển thị trường nhà ở, bất động sản một cách đúng đắn, hướng vào các đối tượng có nhu cầu thực sự Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo tập trung ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, đảm bảo các cơ chế để thị trường trở nên lành mạnh hơn, chống đầu cơ và phát triển bền vững.
Tiếp theo, phải tìm cách giảm vai trò nguồn vốn vay ngân hàng trong đầu tư bất động sản, xây dựng các kênh huy động, nguồn lực quan trọng và khả thi, để tiếp tục tạo nguồn cung nhà ở, đảm bảo các chương trình, dự án nhà ở chính sách hiện nay tiếp tục được triển khai đúng tiến độ, mục tiêu.
Bên cạnh đó, phải phát triển mạnh loại hình nhà cho thuê. Theo Phó Thủ tướng, nhu cầu nhà ở hiện rất lớn song số thuê rất thấp, chỉ đạt 11% ở Hà Nội và TP HCM. Cả nước đã triển khai 94 dự án nhà ở cho học sinh, sinh viên trong đó 153 khối nhà đã đưa vào sử dụng, 27 dự án nhà ở cho công nhân được khởi công xây dựng. Chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị cũng được các địa phương tập trung thực hiện với hơn 1.700 căn hộ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
“Nếu cứ thế này thì không thể đáp ứng được chỗ ở. Các bộ ngành cần có đột phá về huy động nguồn vốn để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà cho thuê”, Phó Thủ tướng nói.
Phó thủ tướng yêu cầu: “Chúng ta tiếp tục phải xây dựng và đưa ra chính sách để phát triển loại hình nhà ở cho thuê, các quốc gia đưa tỉ lệ này rất là cao đến 80-90% nhà ở cho thuê, nhà ở hữu cá nhân là rất ít. Chúng ta phải thúc đẩy việc này, ban hành Nghị định về nhà ở cho thuê khuyến khích doanh nghiệp phát triển loại hình này. Chúng ta cũng phải hoàn thành đề suất kênh huy động vốn mới cho phát triển thị trường nhà ở bất động sản và hoàn thiện mô hình của Quỹ tiết kiệm nhà ở”.
Sẽ chặt chẽ với bất động sản
Tại cuộc họp, Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, trong năm 2012, Ngân hàng nhà nước tiếp tục điều hành chính sách theo hướng đảm bảo các mục tiêu của Chính phủ và quốc hội đề ra trong đó sẽ ổn định kinh tế vĩ mô, chú trong kiểm soát lạm phát nên sẽ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ưu tiên nông nghiệp, sản xuất.
Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức 15-17%. Đồng thời, Ngân hàng sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng điều chỉnh cơ cấu tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu...
Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất và lĩnh vực không khuyến khích. Trong đó, có đầu tư kinh doanh bất động sản theo hướng vẫn quy định tỷ trọng cho vay phi sản xuất so với tổng dư nợ nhưng các tổ chức tín dụng vẫn được loại trừ một số nhu cầu vốn phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như xây dựng nhà để bán, cho thuê cho người thu nhập thấp... Xây dựng nhà ở cho thuê, sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương, tiền công của khách hàng vay.
Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản chủ yếu tập trung vào kiểm soát cho vay đầu tư bất động sản để thị trường BĐS phục vụ nhu cầu thực chất của người dân.
Bài, ảnh: Châu Anh
Phó Thủ tướng chỉ ra một thực tế, thời gian vừa qua, bất động sản đã phát triển thiếu ổn định, cụ thể là tình trạng mất cân đối cung – cầu. Tình trạng trầm lắng trên thị trường là hệ quả của một quá trình không phản ánh đúng bản chất cung – cầu nhà ở điển hình là chênh lệch quá lớn ở phân khúc căn hộ cao cấp. Trong đó, nguyên nhân chính là do hệ thống phân tích và đánh giá thị trường bất động sản còn yếu.
Chính vì vậy, đã dẫn đến tình trạng đưa tín dụng vào phân khúc không hợp lý. Chưa xác định được phân khúc nào có thể tiếp tục cho vay và tính thanh khoản thế nào.
Cùng với đó, một số lượng lớn người dân ở các đô thị không đủ khả năng mua nhà do giá nhà đang bị đẩy lên quá cao. Đây là các đối tượng mà tất cả các chính sách, giải pháp quản lý cần hướng đến trong thời gian tới.
Cũng tại cuộc họp, Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, tính 31/12/2011, dư nợ bất động sản là 199,9 nghìn tỉ. Nợ xấu bất động sản 3,52% cao hơn 3% so với tổng dư nợ nền kinh tế. Ông Tiến cho biết, so với tháng 10/2011, nợ xấu là trên 4%.
Các loại hình nhà ở chính sách thực hiện vẫn còn chậm |
Thống kê toàn hệ thống ngân hàng đến 31/12, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS đạt 201 ngàn tỷ đồng chiếm 8,45% trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế của toàn hệ thống, giảm 14,25% so với năm 2010. Dự nợ tín dụng đối với nền kinh tế của toàn hệ thống cùng thời kỳ tăng 9,02%.
Phát triển nhà cho thuê
Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, để thị trường bất động sản phát triển ổn định, các cơ quan ban ngành cần khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu, chủ động tìm nguồn vốn mới và ban hành các văn bản quy pháp pháp luật để quản lý chặt thị trường.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo tại buổi họp |
Để đảm bảo việc tiếp tục phát triển thị trường nhà ở, bất động sản một cách đúng đắn, hướng vào các đối tượng có nhu cầu thực sự Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo tập trung ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, đảm bảo các cơ chế để thị trường trở nên lành mạnh hơn, chống đầu cơ và phát triển bền vững.
Tiếp theo, phải tìm cách giảm vai trò nguồn vốn vay ngân hàng trong đầu tư bất động sản, xây dựng các kênh huy động, nguồn lực quan trọng và khả thi, để tiếp tục tạo nguồn cung nhà ở, đảm bảo các chương trình, dự án nhà ở chính sách hiện nay tiếp tục được triển khai đúng tiến độ, mục tiêu.
Bên cạnh đó, phải phát triển mạnh loại hình nhà cho thuê. Theo Phó Thủ tướng, nhu cầu nhà ở hiện rất lớn song số thuê rất thấp, chỉ đạt 11% ở Hà Nội và TP HCM. Cả nước đã triển khai 94 dự án nhà ở cho học sinh, sinh viên trong đó 153 khối nhà đã đưa vào sử dụng, 27 dự án nhà ở cho công nhân được khởi công xây dựng. Chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị cũng được các địa phương tập trung thực hiện với hơn 1.700 căn hộ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
“Nếu cứ thế này thì không thể đáp ứng được chỗ ở. Các bộ ngành cần có đột phá về huy động nguồn vốn để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà cho thuê”, Phó Thủ tướng nói.
Phó thủ tướng yêu cầu: “Chúng ta tiếp tục phải xây dựng và đưa ra chính sách để phát triển loại hình nhà ở cho thuê, các quốc gia đưa tỉ lệ này rất là cao đến 80-90% nhà ở cho thuê, nhà ở hữu cá nhân là rất ít. Chúng ta phải thúc đẩy việc này, ban hành Nghị định về nhà ở cho thuê khuyến khích doanh nghiệp phát triển loại hình này. Chúng ta cũng phải hoàn thành đề suất kênh huy động vốn mới cho phát triển thị trường nhà ở bất động sản và hoàn thiện mô hình của Quỹ tiết kiệm nhà ở”.
Sẽ chặt chẽ với bất động sản
Tại cuộc họp, Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, trong năm 2012, Ngân hàng nhà nước tiếp tục điều hành chính sách theo hướng đảm bảo các mục tiêu của Chính phủ và quốc hội đề ra trong đó sẽ ổn định kinh tế vĩ mô, chú trong kiểm soát lạm phát nên sẽ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ưu tiên nông nghiệp, sản xuất.
Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức 15-17%. Đồng thời, Ngân hàng sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng điều chỉnh cơ cấu tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu...
Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất và lĩnh vực không khuyến khích. Trong đó, có đầu tư kinh doanh bất động sản theo hướng vẫn quy định tỷ trọng cho vay phi sản xuất so với tổng dư nợ nhưng các tổ chức tín dụng vẫn được loại trừ một số nhu cầu vốn phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như xây dựng nhà để bán, cho thuê cho người thu nhập thấp... Xây dựng nhà ở cho thuê, sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương, tiền công của khách hàng vay.
Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản chủ yếu tập trung vào kiểm soát cho vay đầu tư bất động sản để thị trường BĐS phục vụ nhu cầu thực chất của người dân.
Bài, ảnh: Châu Anh
Bình luận