Chiều 27/3, khi đi thăm một số cơ sở giáo dục, y tế tại tỉnh Tuyên Quang, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã cho rằng cần phải làm tốt việc dạy nghề để thu hút các nhà đầu tư.
Tại Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật-Công nghệ Tuyên Quang, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng với nguồn vốn đầu tư 90 tỷ đồng, trường đã có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại không thua kém các cơ sở đào tạo nghề tại các nước phát triển.
“Điều này cho thấy sự quan tâm rất lớn của tỉnh Tuyên Quang và các bộ, ngành đối với công tác dạy nghề, đặc biệt là việc đầu tư vào một số trường dạy nghề trọng điểm trong thời gian qua”, Phó Thủ tướng nói.
Vấn đề là phải tìm cách phát huy triệt để, khai thác tối đa trang thiết bị, chủ động trong công tác đào tạo để đảm bảo học viên, sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp, của nhà đầu tư nước ngoài.
“Thực tế hiện nay chúng ta đào tạo, dạy nghề rất nhiều nhưng các công ty lớn tuyển không được. Chẳng hạn có những công ty điện tử, phần mềm định mở sản xuất rất lớn, cần tới 10.000 kỹ sư nhưng cuối cùng chỉ tuyển được 50 người.
Rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã phải rút lui, điều chỉnh quy mô sản xuất vì thiếu lao động có tay nghề. Vì vậy, nếu chúng ta đào tạo nghề tốt thì nhà đầu tư mới vào”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Bên cạnh đó, các trường dạy nghề cần tổ chức thêm những khóa đào tạo về kỹ năng mềm, giao tiếp, kỷ luật làm việc, ngoại ngữ... giúp học viên, sinh viên có được cơ hội việc làm tốt hơn.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần phải xây dựng hệ thống dạy nghề hoàn thiện theo hướng liên thông theo hướng dọc từ trung cấp đến cao đẳng nghề, đại học hệ công nghệ-thực hành; theo hướng ngang từ hệ công nghệ-thực hành sang hệ nghiên cứu; thậm chí là liên thông chéo.
Muốn vậy, ngành Giáo dục cần khẩn trương xác định cho rõ, thiết kế lại hệ thống giáo dục để đảm bảo việc đào tạo liên thông trong dạy nghề nói riêng, giáo dục nói chung, được thông suốt, phục vụ mục tiêu học tập suốt đời.
Phó Thủ tướng cũng chia sẻ với những tâm tư của lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật-Công nghệ Tuyên Quang về khó khăn trong thu hút đầu vào; chế độ chính sách ưu đãi đối tượng học nghề là con em dân tộc; liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề, tiếp nhận những học viên đã tốt nghiệp.
“Đây là những khó khăn, thách thức rất lớn, đòi hỏi chúng ta phải rất quyết tâm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đến thăm Bệnh viện Đa khoa An toàn khu Yên Sơn, huyện Yên Sơn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc đầu tư, chuẩn bị đưa vào vận hành cơ sở mới của bệnh viện với 90 giường bệnh, nhiều trang thiết bị hiện đại, sẽ góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của nhân dân 11 xã vùng an toàn khu Yên Sơn.
Cũng trong chiều 27/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thăm giáo viên, học sinh Trường THPT dân tộc nội trú Trung Sơn; thăm, tặng quà Trường Mầm non Trung Sơn, huyện Yên Sơn.
Theo Đình Nam/ Chinhphu.vn
Tại Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật-Công nghệ Tuyên Quang, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng với nguồn vốn đầu tư 90 tỷ đồng, trường đã có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại không thua kém các cơ sở đào tạo nghề tại các nước phát triển.
“Điều này cho thấy sự quan tâm rất lớn của tỉnh Tuyên Quang và các bộ, ngành đối với công tác dạy nghề, đặc biệt là việc đầu tư vào một số trường dạy nghề trọng điểm trong thời gian qua”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm tiết học thực hành điện tại Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật-Công nghệ Tuyên Quang, chiều 27/3. Ảnh: VGP/Đình Nam |
“Thực tế hiện nay chúng ta đào tạo, dạy nghề rất nhiều nhưng các công ty lớn tuyển không được. Chẳng hạn có những công ty điện tử, phần mềm định mở sản xuất rất lớn, cần tới 10.000 kỹ sư nhưng cuối cùng chỉ tuyển được 50 người.
Rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã phải rút lui, điều chỉnh quy mô sản xuất vì thiếu lao động có tay nghề. Vì vậy, nếu chúng ta đào tạo nghề tốt thì nhà đầu tư mới vào”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Bên cạnh đó, các trường dạy nghề cần tổ chức thêm những khóa đào tạo về kỹ năng mềm, giao tiếp, kỷ luật làm việc, ngoại ngữ... giúp học viên, sinh viên có được cơ hội việc làm tốt hơn.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần phải xây dựng hệ thống dạy nghề hoàn thiện theo hướng liên thông theo hướng dọc từ trung cấp đến cao đẳng nghề, đại học hệ công nghệ-thực hành; theo hướng ngang từ hệ công nghệ-thực hành sang hệ nghiên cứu; thậm chí là liên thông chéo.
Muốn vậy, ngành Giáo dục cần khẩn trương xác định cho rõ, thiết kế lại hệ thống giáo dục để đảm bảo việc đào tạo liên thông trong dạy nghề nói riêng, giáo dục nói chung, được thông suốt, phục vụ mục tiêu học tập suốt đời.
Phó Thủ tướng cũng chia sẻ với những tâm tư của lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật-Công nghệ Tuyên Quang về khó khăn trong thu hút đầu vào; chế độ chính sách ưu đãi đối tượng học nghề là con em dân tộc; liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề, tiếp nhận những học viên đã tốt nghiệp.
“Đây là những khó khăn, thách thức rất lớn, đòi hỏi chúng ta phải rất quyết tâm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và cán bộ, y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa An toàn khu Yên Sơn, chiều 27/3. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Cũng trong chiều 27/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thăm giáo viên, học sinh Trường THPT dân tộc nội trú Trung Sơn; thăm, tặng quà Trường Mầm non Trung Sơn, huyện Yên Sơn.
Theo Đình Nam/ Chinhphu.vn
Bình luận