Ít ai ngờ Nguyễn Thị Thủy, phó tổng giám đốc công ty Liên kết Việt lừa đảo gần 2.000 tỉ đồng vốn là một chủ tiệm gội đầu, làm móng…
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã làm rõ, trước khi làm phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Liên kết Việt), bị can Nguyễn Thị Thủy (46 tuổi, quê huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) không có bằng cấp chuyên môn gì về lĩnh vực kinh doanh.
Trước khi bị bắt, Thủy sống tại Q.Cầu Giấy, Hà Nội. Theo lý lịch, Thủy học hết phổ thông tại quê nhà, sau đó làm lao động tự do để kiếm sống. Từ năm 16 - 40 tuổi, bị can này đã kinh qua nhiều nghề nghiệp như thợ may, mở tiệm gội đầu cắt tóc, làm móng nhưng đều không ổn định.
Vài năm trước đây, Thủy tham gia một số công ty kinh doanh đa cấp, trở thành thành viên và học hỏi được ngón nghề kinh doanh.
Trước khi gia nhập Liên kết Việt, Thủy tham dự khóa học về đa cấp (do Bộ Công thương tổ chức) vẻn vẹn trong… ba ngày. “Tệ” hơn, khai với cơ quan công an, Thủy cho biết chỉ tham gia khóa học có… một ngày nhằm lấy chứng chỉ.
Trong khi đó, bị can Lê Xuân Giang - chủ tịch Hội đồng quản trị Liên kết Việt (46 tuổi, quê Hưng Yên) - vốn là quân nhân, nhập ngũ năm 1991 và xuất ngũ với quân hàm chuẩn úy năm 2001.
Giang từng điều hành một số công ty như Tân Thành Phát, Đức Giang Vina… tuy nhiên không thành công. Đến năm 2005, Giang lập ra Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị y tế BQP với mục đích mượn danh của Bộ Quốc phòng để làm ăn.
Tiếp đó, Giang tiếp tục thành lập Công ty Quốc tế Hưng Việt, kinh doanh các sản phẩm như bóng đèn, thiết bị điện. Dần dần, Giang chuyển sang sản xuất mặt hàng thực phẩm chức năng, máy khử độc ozone, vật lý trị liệu...
Đến năm 2014, Giang xin Bộ Công thương cấp phép kinh doanh lĩnh vực đa cấp đổi tên Công ty Quốc tế Hưng Việt thành Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (công ty Liên kết Việt).
Khi gặp Thủy, cả hai cùng cấu kết để đẩy mô hình kinh doanh đa cấp lên quy mô lớn lừa đảo người tiêu dùng.
Khá hài hước, khi khai với cơ quan điều tra, Giang cho biết không hề có kiến thức gì về kinh doanh đa cấp, dù đứng tên cầm đầu công ty, và mọi hoạt động điều hành đều lệ thuộc vào Thủy.
Chỉ trong vòng một năm, hai người đã cấu kết lôi kéo được 60.000 nạn nhân tại 27 tỉnh, thành tham gia, huy động được số tiền lên tới trên 1.900 tỉ đồng (con số này hiện tiếp tục tăng lên).
Trước đó Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam 7 lãnh đạo và tổng đại lý của công ty này về tội danh trên.
Các bị can bị tạm giam gồm Lê Xuân Giang (Lê Xuân Hà), chủ tịch HĐQT; Nguyễn Thị Thủy, Lê Văn Tú, đều là phó tổng giám đốc; Nguyễn Xuân Trường, Vũ Thị Hồng Dung, Lê Thanh Sơn, đều thuộc nhóm quảng bá, tuyên truyền, phát triển hệ thống đa cấp ở các tỉnh; Trịnh Xuân Sáng, phụ trách công nghệ thông tin của công ty.
Nguồn: Tuổi trẻ
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã làm rõ, trước khi làm phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Liên kết Việt), bị can Nguyễn Thị Thủy (46 tuổi, quê huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) không có bằng cấp chuyên môn gì về lĩnh vực kinh doanh.
Trước khi bị bắt, Thủy sống tại Q.Cầu Giấy, Hà Nội. Theo lý lịch, Thủy học hết phổ thông tại quê nhà, sau đó làm lao động tự do để kiếm sống. Từ năm 16 - 40 tuổi, bị can này đã kinh qua nhiều nghề nghiệp như thợ may, mở tiệm gội đầu cắt tóc, làm móng nhưng đều không ổn định.
Nguyễn Thị Thủy, phó tổng giám đốc công ty Liên kết Việt trong một sự kiện - Ảnh tư liệu |
Vài năm trước đây, Thủy tham gia một số công ty kinh doanh đa cấp, trở thành thành viên và học hỏi được ngón nghề kinh doanh.
Trước khi gia nhập Liên kết Việt, Thủy tham dự khóa học về đa cấp (do Bộ Công thương tổ chức) vẻn vẹn trong… ba ngày. “Tệ” hơn, khai với cơ quan công an, Thủy cho biết chỉ tham gia khóa học có… một ngày nhằm lấy chứng chỉ.
Trong khi đó, bị can Lê Xuân Giang - chủ tịch Hội đồng quản trị Liên kết Việt (46 tuổi, quê Hưng Yên) - vốn là quân nhân, nhập ngũ năm 1991 và xuất ngũ với quân hàm chuẩn úy năm 2001.
Giang từng điều hành một số công ty như Tân Thành Phát, Đức Giang Vina… tuy nhiên không thành công. Đến năm 2005, Giang lập ra Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị y tế BQP với mục đích mượn danh của Bộ Quốc phòng để làm ăn.
Video: Công ty Liên Kết Việt lừa đảo thế nào?
Tiếp đó, Giang tiếp tục thành lập Công ty Quốc tế Hưng Việt, kinh doanh các sản phẩm như bóng đèn, thiết bị điện. Dần dần, Giang chuyển sang sản xuất mặt hàng thực phẩm chức năng, máy khử độc ozone, vật lý trị liệu...
Đến năm 2014, Giang xin Bộ Công thương cấp phép kinh doanh lĩnh vực đa cấp đổi tên Công ty Quốc tế Hưng Việt thành Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (công ty Liên kết Việt).
Khi gặp Thủy, cả hai cùng cấu kết để đẩy mô hình kinh doanh đa cấp lên quy mô lớn lừa đảo người tiêu dùng.
Khá hài hước, khi khai với cơ quan điều tra, Giang cho biết không hề có kiến thức gì về kinh doanh đa cấp, dù đứng tên cầm đầu công ty, và mọi hoạt động điều hành đều lệ thuộc vào Thủy.
Chỉ trong vòng một năm, hai người đã cấu kết lôi kéo được 60.000 nạn nhân tại 27 tỉnh, thành tham gia, huy động được số tiền lên tới trên 1.900 tỉ đồng (con số này hiện tiếp tục tăng lên).
Trước đó Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam 7 lãnh đạo và tổng đại lý của công ty này về tội danh trên.
Các bị can bị tạm giam gồm Lê Xuân Giang (Lê Xuân Hà), chủ tịch HĐQT; Nguyễn Thị Thủy, Lê Văn Tú, đều là phó tổng giám đốc; Nguyễn Xuân Trường, Vũ Thị Hồng Dung, Lê Thanh Sơn, đều thuộc nhóm quảng bá, tuyên truyền, phát triển hệ thống đa cấp ở các tỉnh; Trịnh Xuân Sáng, phụ trách công nghệ thông tin của công ty.
Nguồn: Tuổi trẻ
Bình luận