(VTC News) – Theo số liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo mới công bố, môn Toán và môn Lịch sử có số lượng điểm liệt nhiều nhất trong kỳ thi xét tuyển vào đại học, cao đẳng 2015.
Chiều tối 26/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng hợp kết quả thi của các thí sinh dự thi tại các cụm thi do trường đại học chủ trì và đăng ký lấy kết quả để tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015.
Phân tích dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy môn Toán là môn có thí sinh bị điểm liệt nhiều nhất với con số là trên 17.800 em, chiếm tỷ lệ gần 3%.
Xếp thứ 2 là môn Lịch sử, với 1.200 em bị điểm liệt.
Riêng môn Ngoại ngữ, chỉ có 530 em thi ở các cụm trường đại học bị điểm liệt, ít hơn nhiều so với thống kê toàn quốc. Điều này cho thấy điểm liệt môn Ngoại ngữ chủ yếu rơi vào các em dự thi chỉ nhằm mục đích xét tốt nghiệp THPT.
Tỷ lệ thí sinh đạt điểm trên 8 nhiều nhất rơi vào môn Hóa học. Môn Hóa cũng có số thí sinh đạt điểm 10 nhiều nhất với 130 thí sinh.
Tuy nhiên, bảng tổng hợp do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra chưa có những phân tích cụ thể. Thí sinh cần tự xem xét và phân tích kỹ lưỡng những môn thuộc khối thi của mình.
Dự kiến, trong ngày 27/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đưa ra ngưỡng xét tuyển đầu vào cao đẳng, đại học năm 2015. Bên cạnh đó, Bộ có thể sớm đưa ra phổ điểm các khối thi cơ bản nhất. Phổ điểm này sẽ giúp thí sinh dễ dàng hơn nữa trong việc đưa ra quyết định của mình khi tham gia xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2015.
Từ ngày 1/8, thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng năm 2015.
Thí sinh đã đăng ký lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh sẽ được các Hội đồng thi do trường đại học chủ trì cấp 4 Giấy chứng nhận kết quả thi.
Thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng I để đăng ký vào 1 trường đại học, cao đẳng. Mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.
Trong thời hạn 20 ngày xét tuyển nguyện vọng I, nếu cần thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký ở trường đó hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác.
Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I không được đăng ký ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Nếu không trúng tuyển vào đại học, cao đẳng ở lần xét tuyển nguyện vọng I, thí sinh có thể dùng đồng thời 3 Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng ký tối đa vào 3 trường.
Trong mỗi trường, thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.
Trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển, thí sinh mới được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển đợt tiếp theo.
Phạm Thịnh
Chiều tối 26/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng hợp kết quả thi của các thí sinh dự thi tại các cụm thi do trường đại học chủ trì và đăng ký lấy kết quả để tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2015 |
Xếp thứ 2 là môn Lịch sử, với 1.200 em bị điểm liệt.
Riêng môn Ngoại ngữ, chỉ có 530 em thi ở các cụm trường đại học bị điểm liệt, ít hơn nhiều so với thống kê toàn quốc. Điều này cho thấy điểm liệt môn Ngoại ngữ chủ yếu rơi vào các em dự thi chỉ nhằm mục đích xét tốt nghiệp THPT.
Tỷ lệ thí sinh đạt điểm trên 8 nhiều nhất rơi vào môn Hóa học. Môn Hóa cũng có số thí sinh đạt điểm 10 nhiều nhất với 130 thí sinh.
Phổ điểm chi tiết của các thí sinh dự thi ở cụm thi đại học để xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2015 |
Dự kiến, trong ngày 27/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đưa ra ngưỡng xét tuyển đầu vào cao đẳng, đại học năm 2015. Bên cạnh đó, Bộ có thể sớm đưa ra phổ điểm các khối thi cơ bản nhất. Phổ điểm này sẽ giúp thí sinh dễ dàng hơn nữa trong việc đưa ra quyết định của mình khi tham gia xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2015.
Phá đường dây thi hộ tinh vi trong kỳ thi THPT Quốc gia
Từ ngày 1/8, thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng năm 2015.
Thí sinh đã đăng ký lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh sẽ được các Hội đồng thi do trường đại học chủ trì cấp 4 Giấy chứng nhận kết quả thi.
Thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng I để đăng ký vào 1 trường đại học, cao đẳng. Mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.
Trong thời hạn 20 ngày xét tuyển nguyện vọng I, nếu cần thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký ở trường đó hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác.
Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I không được đăng ký ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Nếu không trúng tuyển vào đại học, cao đẳng ở lần xét tuyển nguyện vọng I, thí sinh có thể dùng đồng thời 3 Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng ký tối đa vào 3 trường.
Trong mỗi trường, thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.
Trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển, thí sinh mới được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển đợt tiếp theo.
Phạm Thịnh
Bình luận