Từ chỗ bị chủ nhà hàng “ép” làm phở bò giả, nhiều đầu bếp đã trở thành kỳ cựu, với rất nhiều chiêu trò chế biến, phù phép thịt lợn sề thành thịt bò…
Trong khi đó, một đầu bếp khác từng lăn lộn khắp Nam Bắc bằng nghề làm cơm, làm phở từ khi tuổi còn nhỏ, nay đã bỏ nghề mạnh dạn khẳng định: Làm phở bò giả bằng thịt lợn sề là trò lừa đảo trắng trợn, bẩn thỉu nhất.
Không chịu được những áp lực trong nghề, và bản thân cũng từng hứng chịu hậu quả của món thịt lợn chết trong nhà bếp quán phở nơi mình phục vụ, đầu bếp này đã nghỉ việc, tìm nghề khác để kiếm sống. Dù chật vật hơn nhưng anh chấp nhận để lương tâm được thanh thản.
“Thật ra phở “lợn sề” mới chỉ xuất hiện khoảng 1- 2 năm gần đây, do các chủ quán “thông minh đột xuất” nghĩ ra ra khi làm nghề. Tôi chỉ là thằng làm thuê, chủ bảo gì thì phải làm thế. Lúc mới đầu, thằng nào cũng làu bàu khó chịu. Nói chân tình, không ai muốn làm cả, nhưng không làm thì mất miếng cơm manh áo. Còn làm cái này cho người ta ăn thì mình mang tội, mình là cái máy chém người cho chúng nó. Thỉnh thoảng, anh em cùng nghề vẫn bảo nhau như thế…” – anh tâm sự.
Như vậy, mỗi đầu bếp một khi đã chấp nhận làm theo chỉ đạo của chủ quán, thì chẳng cần ai dạy, tự khắc phải tìm ra những mẹo chế biến thật tinh vi, phù phép cho thịt lợn sề thành thịt bò.
“Mỗi người phải tự học cách pha chế bằng mẹo riêng, càng giống càng tốt, càng được việc…” – anh người đàn ông nhỏ bé, ngoài 30 trầm ngâm nói.
Về phần mình, những “chiêu” anh Tĩnh hay dùng: “Một là dùng máu (tiết) bò trộn vào thịt lợn khi ướp để có mùi gây. Hai là dùng viên gia vị bò giá rẻ, mua đầy ngoài chợ, mỗi viên cho vài chảo thịt 5 – 7 cân là được như ý. Cách thứ ba là “võ” lấy xương bò tươi nguyên đập làm đôi, cho vào trần cùng với thịt. Trong quá trình trần, nước từ tủy, xương bò sẽ ngấm vào thịt, tạo mùi bò đặc trưng… Do thịt lợn sề thớ cũng to, dai, sẫm màu nên khéo chế biến, gia giảm, thêm ít gừng tươi vào nữa là vô tư lừa khách. Chỉ những người thật tinh mới để ý, mới biết được”.
Có một thời gian dài nấu bếp ở quán phở thuộc loại “kếch xù” nhất khu vực Phố Cà – Cầu Khuất, anh Tĩnh cho hay, trung bình một quán lớn như vậy cũng bán được 300 – 500 bát phở mỗi ngày: “Có khi cao điểm mùa du lịch, quán bán ra 700 – 800 thậm chí nghìn bát là bình thường. Nhà hàng thu cả chục triệu đồng lãi do làm ăn bất chính. Từ Cầu Khuất đổ về Ninh Bình, và từ phố Cà đổ về Hà Nam, chắc chắn còn nhiều quán làm ăn thu lời kiểu đó”.
Đầu bếp cũng gặp họa vì ăn phải thịt lợn tiêm
Chia sẻ về lý do bỏ nghề, anh Tĩnh thật thà bảo, anh nghỉ việc một phần vì áp lực công việc quá cao, phần vì bức xúc, sợ hãi, cắn rứt lương tâm do phải làm gian dối. Bản thân anh cũng từng gặp họa vì sơ sểnh, ăn dính thịt lợn bệnh trong quá trình làm đầu bếp tại quán phở.
“Nói thật, hôm ấy vì không biết nên anh em chúng tôi mới gặp vạ. Thịt, ống lợn mua về, bóc thịt ra, còn lại ít xương ống cả bọn người làm rủ nhau luộc lên rồi ngồi đánh chén với nhau. Lúc ăn tôi đã nghi nghi vì thấy thịt có mùi lạ, nhưng chủ quan quá. Ngờ đâu, độ 1h trưa ăn thì đến 4h chiều phải về nhà đắp chăn vì sốt. Mà sốt cao 39 độ suốt 4 ngày trời. Không riêng tôi, mà tất cả những ai ăn buổi hôm ấy đều “dính”. Lúc đó mới biết mình ăn phải lợn tiêm, chỉ có giống lợn bị tiêm kháng sinh liều cao, người ăn vào mới sốt, choáng váng nặng như thế”.
Ngoài vụ ốm nguy kịch này, anh cũng không ít lần bị khách hàng phát giác, “chỉ mặt mình nói thẳng”.
“Nhưng khách như thế rất ít, cả tháng có khi chỉ gặp 1 – 2 lần. Người tinh họ biết ngay. Có khi gặp phải tay đầu bếp như mình, người ta sổ toẹt: “Mày pha thịt lợn vớ vẩn cho tao ăn!”, rồi đứng dậy trả tiền, không thèm nói thêm. Có bà cụ người Hà Nội, thoáng qua là biết, gọi ra nói khẽ…
Cũng có người biết nhưng hoặc là chấp nhận, cho qua chuyện, hoặc là phản ứng yếu ớt, chủ quán ngọt nhạt vài câu nói tránh đi là xong. Còn với khách ghê gớm, thì dù có cự cãi cũng chẳng ăn thua, chắc chắn chịu thiệt với chủ quán vì một khi làm nghề này, cũng toàn dân có máu mặt” – anh nói.
Anh tâm sự: “Những lúc bị phát giác như vậy, tôi cũng muối mặt, bẽ bàng lắm chứ, nhưng chẳng biết làm sao được…”.
Bạn bè đồng nghiệp với anh Tĩnh cũng nhiều người, do không chịu được làm “máy chém” cho bọn chủ quán bất lương, đã buộc phải bỏ nghề, tha hương đi chỗ khác làm ăn. Nghề đầu bếp đã vất vả, muốn làm ăn thật thà cũng không đơn giản.
“Thịt lợn sề có đủ kiểu lừa: Sề giả bò, sề giả trâu, giả dê… Khách muốn ăn 3 lạng thịt dê thì chỉ có 1 lạng dê, còn 2 lạng thịt lợn… Mùi của 1 lạng dê sẽ đánh đổ được mùi bò, cộng với hành, ngổ, gia vị cho vào vào với hai, ba chén rượu phê phê, đến cả thánh cũng không phân biệt được” – lời cựu đầu bếp từng kinh qua nhiều hàng quán “lừa đảo” trên quốc lộ 1A.
Quỳnh Anh/VNN
Một đầu bếp trong quán phở bò ở Hà Nam khi được hỏi về chiêu trò chế biến giả sề thành bò đã thừa nhận có chuyện nhà hàng lừa đảo khách như vậy nhưng kiên quyết không tiết lộ “bí quyết” làm nghề vì: “Nói ra là giết nghề, tôi không muốn…”.
Bát phở bò giả làm từ thịt lợn sề. |
Không chịu được những áp lực trong nghề, và bản thân cũng từng hứng chịu hậu quả của món thịt lợn chết trong nhà bếp quán phở nơi mình phục vụ, đầu bếp này đã nghỉ việc, tìm nghề khác để kiếm sống. Dù chật vật hơn nhưng anh chấp nhận để lương tâm được thanh thản.
“Thật ra phở “lợn sề” mới chỉ xuất hiện khoảng 1- 2 năm gần đây, do các chủ quán “thông minh đột xuất” nghĩ ra ra khi làm nghề. Tôi chỉ là thằng làm thuê, chủ bảo gì thì phải làm thế. Lúc mới đầu, thằng nào cũng làu bàu khó chịu. Nói chân tình, không ai muốn làm cả, nhưng không làm thì mất miếng cơm manh áo. Còn làm cái này cho người ta ăn thì mình mang tội, mình là cái máy chém người cho chúng nó. Thỉnh thoảng, anh em cùng nghề vẫn bảo nhau như thế…” – anh tâm sự.
Như vậy, mỗi đầu bếp một khi đã chấp nhận làm theo chỉ đạo của chủ quán, thì chẳng cần ai dạy, tự khắc phải tìm ra những mẹo chế biến thật tinh vi, phù phép cho thịt lợn sề thành thịt bò.
“Mỗi người phải tự học cách pha chế bằng mẹo riêng, càng giống càng tốt, càng được việc…” – anh người đàn ông nhỏ bé, ngoài 30 trầm ngâm nói.
Về phần mình, những “chiêu” anh Tĩnh hay dùng: “Một là dùng máu (tiết) bò trộn vào thịt lợn khi ướp để có mùi gây. Hai là dùng viên gia vị bò giá rẻ, mua đầy ngoài chợ, mỗi viên cho vài chảo thịt 5 – 7 cân là được như ý. Cách thứ ba là “võ” lấy xương bò tươi nguyên đập làm đôi, cho vào trần cùng với thịt. Trong quá trình trần, nước từ tủy, xương bò sẽ ngấm vào thịt, tạo mùi bò đặc trưng… Do thịt lợn sề thớ cũng to, dai, sẫm màu nên khéo chế biến, gia giảm, thêm ít gừng tươi vào nữa là vô tư lừa khách. Chỉ những người thật tinh mới để ý, mới biết được”.
Có một thời gian dài nấu bếp ở quán phở thuộc loại “kếch xù” nhất khu vực Phố Cà – Cầu Khuất, anh Tĩnh cho hay, trung bình một quán lớn như vậy cũng bán được 300 – 500 bát phở mỗi ngày: “Có khi cao điểm mùa du lịch, quán bán ra 700 – 800 thậm chí nghìn bát là bình thường. Nhà hàng thu cả chục triệu đồng lãi do làm ăn bất chính. Từ Cầu Khuất đổ về Ninh Bình, và từ phố Cà đổ về Hà Nam, chắc chắn còn nhiều quán làm ăn thu lời kiểu đó”.
Đầu bếp cũng gặp họa vì ăn phải thịt lợn tiêm
Đầu bếp chế thịt lợn sề thành thịt bò. |
“Nói thật, hôm ấy vì không biết nên anh em chúng tôi mới gặp vạ. Thịt, ống lợn mua về, bóc thịt ra, còn lại ít xương ống cả bọn người làm rủ nhau luộc lên rồi ngồi đánh chén với nhau. Lúc ăn tôi đã nghi nghi vì thấy thịt có mùi lạ, nhưng chủ quan quá. Ngờ đâu, độ 1h trưa ăn thì đến 4h chiều phải về nhà đắp chăn vì sốt. Mà sốt cao 39 độ suốt 4 ngày trời. Không riêng tôi, mà tất cả những ai ăn buổi hôm ấy đều “dính”. Lúc đó mới biết mình ăn phải lợn tiêm, chỉ có giống lợn bị tiêm kháng sinh liều cao, người ăn vào mới sốt, choáng váng nặng như thế”.
Ngoài vụ ốm nguy kịch này, anh cũng không ít lần bị khách hàng phát giác, “chỉ mặt mình nói thẳng”.
“Nhưng khách như thế rất ít, cả tháng có khi chỉ gặp 1 – 2 lần. Người tinh họ biết ngay. Có khi gặp phải tay đầu bếp như mình, người ta sổ toẹt: “Mày pha thịt lợn vớ vẩn cho tao ăn!”, rồi đứng dậy trả tiền, không thèm nói thêm. Có bà cụ người Hà Nội, thoáng qua là biết, gọi ra nói khẽ…
Cũng có người biết nhưng hoặc là chấp nhận, cho qua chuyện, hoặc là phản ứng yếu ớt, chủ quán ngọt nhạt vài câu nói tránh đi là xong. Còn với khách ghê gớm, thì dù có cự cãi cũng chẳng ăn thua, chắc chắn chịu thiệt với chủ quán vì một khi làm nghề này, cũng toàn dân có máu mặt” – anh nói.
Anh tâm sự: “Những lúc bị phát giác như vậy, tôi cũng muối mặt, bẽ bàng lắm chứ, nhưng chẳng biết làm sao được…”.
Bạn bè đồng nghiệp với anh Tĩnh cũng nhiều người, do không chịu được làm “máy chém” cho bọn chủ quán bất lương, đã buộc phải bỏ nghề, tha hương đi chỗ khác làm ăn. Nghề đầu bếp đã vất vả, muốn làm ăn thật thà cũng không đơn giản.
“Thịt lợn sề có đủ kiểu lừa: Sề giả bò, sề giả trâu, giả dê… Khách muốn ăn 3 lạng thịt dê thì chỉ có 1 lạng dê, còn 2 lạng thịt lợn… Mùi của 1 lạng dê sẽ đánh đổ được mùi bò, cộng với hành, ngổ, gia vị cho vào vào với hai, ba chén rượu phê phê, đến cả thánh cũng không phân biệt được” – lời cựu đầu bếp từng kinh qua nhiều hàng quán “lừa đảo” trên quốc lộ 1A.
Quỳnh Anh/VNN
Bình luận