• Zalo

Phim ám sát Kim Jong-un: Sợ hacker, còn lý do nào phải ngừng công chiếu?

Văn hóa - Giải tríThứ Bảy, 20/12/2014 10:50:00 +07:00Google News

(VTC News) - Phim ám sát Kim Jong-un: Ngoài sợ hacker, khủng bố, còn lý do nào khiến bộ phim phải ngừng công chiếu?

(VTC News) - Phim ám sát Kim Jong-un: Ngoài sợ hacker, khủng bố, còn lý do nào khiến bộ phim phải ngừng công chiếu?

Trong một thông báo ngày 17/12 vừa qua, đại diện Sony Pictures tuyên bố về quyết định ngừng vô thời hạn việc ra mắt The Interview (tựa Việt: Phỏng vấn), dù bộ phim đã dự định được trình chiếu vào ngày 25/12 tới.

Lý do được đưa ra là lo sợ về vấn đề an toàn cho hệ thống rạp chiếu phim cũng như người xem, nhưng quyết định ngừng chiếu một bộ phim hứa hẹn sẽ đem về hàng trăm triệu USD cho nhà sản xuất không chỉ đơn thuần vì lý do này.


Rạp từ chối, khán giả sợ hacker, khủng bố

Cuối tháng 11, một nhóm người tự xưng là 'Những người bảo vệ hòa bình' đã tấn công vào dữ liệu của Sony Pictures qua mạng internet và sau đó tuyên bố sẽ đe dọa tổ chức tấn công khủng bố hàng loạt trong các buổi chiếu phim. ' 'Số phận cay đắng' sẽ chờ đợi những ai muốn xem bộ phim.'

Nhóm hacker này cũng khuyến cáo mọi người tránh xa các rạp chiếu phim để bảo đảm an toàn: 'Chúng tôi khuyên các bạn hãy tránh xa những địa điểm chiếu phim vào lúc này. (Nếu các bạn có cư ngụ ở gần đó, làm ơn cũng nên lánh đi thật xa.)'
poster the interview
Poster phim The Interview bị gỡ bỏ ở nhiều hệ thống rạp.
Sau lời cảnh báo này, nhiều khán giả tỏ ra lo sợ và hàng loạt mạng lưới rạp chiếu phim lớn tại Mỹ đã từ chối phân phối bộ phim vì lý do an toàn. Không có những nhà phân phối lớn, bộ phim khó lòng đạt được thành công về mặt thương mại.

Đây chính là một trong những lý do chính Sony Pictures quyết định lui thời gian chiếu The Interview vô thời hạn: 'Chúng tôi đã quyết định bỏ qua kế hoạch chiếu phim ngày 25/12. Chúng tôi tôn trọng hiểu những quyết định của đối táccủa chúng tôi tất nhiên,hoàn toànchia sẻ mối quan tâmtối quan trọngcủa mình chosự an toàn củanhân viênrạp chiếu vàkhán giả xem phim.'

Nhạy cảm

Những nhà làm phim Hollywood chắc hẳn đã nhìn trước những hiểm nguy khi làm phim về Kim Jong-un. Ngoài việc xây dựng hình ảnh Kim Jong-un với những hành động cả phản cảm lẫn thiện cảm gây tranh cãi, họ còn quyết định cho vị lãnh đạo này 'chết không toàn thây' khi đầu của nhân vật này sẽ bị nổ tung, tóc cháy ngùn ngụt trong phim. Đây là một trong những cảnh vô cùng nhạy cảm, gặp nhiều chỉ trích.

Bên cạnh đó, ngoài những quan ngại sâu sắc về vấn đề an toàn cho nhân viên rạp chiếu và người xem, Sony Pictures còn có những lý do riêng để quyết định ngừng chiếu The Interview.

Khi tấn công vào kho dữ liệu của Sony Pictures, nhóm hacker 'Những người bảo vệ hòa bình' đã lấy đi rất nhiều tài liệu tuyệt mật của công ty, tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ nhân viên các cấp của hãng.


Điều này khiến nhà sản xuất không khỏi lo ngại về việc khủng bố cá nhân đối với những lãnh đạo cấp cao của hãng cũng như những rắc rối về mặt pháp lý nếu những tư liệu này được công bố.

Ngoài ra, nhóm hacker này còn có trong tay rất nhiều bộ phim chưa được phát hành của hãng cùng kịch bản của Spectre - bộ phim mới về James Bond.

So với kinh phí 44 triệu USD để sản xuất The Interview và những tổn thất về tài chính trong tương lai nếu những bộ phim này xuất hiện tràn lan trên mạng, quyết định 'thí tốt' của Sony là một lựa chọn hoàn toàn sáng suốt.


Đại diện Sony Pictures tuyên bố: 'Đó thực sự là một tổn thất nặng nề, nhưng hàng chục triệu USD sẽ chẳng là gì nếu so sánh với những mất mát trị giá hàng trăm triệu USD kiện tụng, tài chính cũng như xây dựng lại cơ sở hạ tầng nếu như những vụ tấn công qua mạng cũng như khủng bố này xảy ra'.
barack obama
Tổng thống Obama cũng liên quan đến việc The Interview bị ngưng chiếu?
Theo những gì các hacker tiết lộ, một trong những lý do lớn nhất để Sony Pictures không dám 'làm liều' là nội dung nhạy cảm của những email qua lại giữa Scott Rudin, một nhà sản xuất danh tiếng tại Hollywood và Amy Pascal, chủ tịch hãng Sony Pictures.

Trong những thư điện tử này, hai người đã có những trò đùa phản cảm, kỳ thị chủng tộc với đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ngoài ra, nhà sản xuất Scott Rudin còn có những lời nói gây mất lòng khi gọi Angelina Jolie là 'kẻ kém tài hư hỏng'.

Biên kịch Aaron Sorkin cũng có những nhận định phân biệt giới tính khi tuyên bố rằng rất nhiều sao nữ Hollywood dễ dàng thành công hơn các sao nam, và rằng anh không biết diễn viên Michael Fassbender là ai.

Đây mới chỉ là số ít trong số rất nhiều những tư liệu cá nhân mà nhóm tin tặc 'Những kẻ bảo vệ hòa bình' có được. Để tránh những tổn thất về danh tiếng, Sony Pictures đành 'ngậm bồ hòn làm ngọt', tuyên bố ngừng phát hành The Interview.

Clip bản sao của Kim Jong-un:

Trung Ngạn
Bình luận
vtcnews.vn