(VTC News) - Đại biểu Quốc hội cho rằng việc truy trách nhiệm tới cùng vẫn chưa rõ trong phần trả lời chất vấn của các bộ trưởng trong 2,5 ngày vừa qua.
Sau khi kết thúc phiên chất vấn từ ngày 16-18/11, đại biểu Quốc hội đã nêu quan điểm xung quanh phần trả lời chất vấn của các Bộ trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo Chính phủ.
Bình luận về các câu trả lời chất vấn, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) cho rằng qua 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, trưởng ngành trả lời đáp ứng, trả lời được nội dung câu hỏi đặt ra của các vị đại biểu.
Nếu trả lời trực diện, trúng hơn nữa, giảm báo cáo của ngành mình, bộ mình thì tốt hơn. Tuy nhiên, viêc truy trách nhiệm đến cùng chưa rõ, vì chất vấn suy cho cùng là truy trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu, chứ không phải chất vấn để tìm hiểu thông tin, càng không phải chất vấn để biết, mà là truy trách nhiệm người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, bộ ngành mà Quốc hội đã bầu và phê chuẩn", đại biểu Lê Như Tiến nói.
Bên cạnh đó, ông Tiến cũng phản ánh có Bộ trưởng nói không còn thời gian để hoàn thành nốt trách nhiệm và chuyển trách nhiệm cho kỳ sau.
"Dù còn một ngày đang công tác thì các vị Bộ trưởng cũng phải hoàn thành trách nhiệm của mình, chức trách của mình. Còn phần nào chuyển tiếp thì chuyển tiếp cho người kế nhiệm. Như thế mới đúng bổn phận, chức trách của vị Bộ trưởng", đại biểu Lê Như Tiến nêu quan điểm.
Đại biểu Tiến cho rằng việc trả lời chất vấn đôi khi có sự hài hước nhưng cần phải có trách nhiệm đến cùng với nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đánh giá: "Có những Bộ trưởng có năng lực, nắm vững vấn đề, biết cách trình bày, sử dụng số liệu tốt, trả lời ngắn gọn rất là tốt, rất đầy đủ. Nhưng cũng có bộ trưởng khả năng giải trình không tốt lắm nên vừa dài vừa không đầy đủ".
Đại biểu đặt câu hỏi thực chất là những câu hỏi từ đời sống thường ngày của những người dân, của các tầng lớp nhân dân khác nhau. Câu trả lời phải giải đáp được điều đó cho người dân, chứ không phải chỉ giải đáp cho đại biểu ở đây.
"Cuối cùng vẫn là việc thực hiên như thế nào, triển khai như thế nào, tôi cho đó mới là cái quan trọng", đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) lại nhận xét: "Tôi ấn tượng với một số thành viên Chính phủ như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, dù câu hỏi ít hay Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, nói rất thẳng, trách nhiệm, sai sót của ai và từ đâu. Hình thức trả lời đó cử tri rất hài lòng".
Bình luận về phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng trong phiên chất vấn này, cũng không nên đòi hỏi quá cao.
Chất vấn là cơ hội đánh giá, giám sát hoạt động của Chính phủ; đồng thời là một cơ hội giám sát đánh giá các đại biểu.
"Sự không hài lòng là sự cần thiết, nhất là của người dân nhưng trong hoạt động của Quốc hội, muốn đi vào nề nếp phải có thời gian. Tôi cho rằng, quan trọng mỗi lần chất vấn như thế này là tự thân các vị bộ trưởng, thành viên Chính phủ, cũng như mỗi đại biểu Quốc hội tự xem mình và cố gắng làm tốt hơn chức trách của mình trên diễn đàn Quốc hội. Chắc chắn hiệu ứng của chất vấn và sau chất vấn sẽ ngày một tốt hơn", đại biểu Dương Trung Quốc nói.
Ông Quốc cho rằng nhân dân theo dõi cả hai chiều, người hỏi và người đáp.
"Đòi hỏi một kỹ năng, trách nhiệm rất cao, qua đó người dân sẽ đánh giá được Chính phủ như thế nào, Quốc hội như thế nào để đặt niềm tin hay thất vọng", đại biểu Quốc nhấn mạnh.
Phạm Thịnh
Sau khi kết thúc phiên chất vấn từ ngày 16-18/11, đại biểu Quốc hội đã nêu quan điểm xung quanh phần trả lời chất vấn của các Bộ trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo Chính phủ.
Đại biểu Lê Như Tiến |
Bình luận về các câu trả lời chất vấn, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) cho rằng qua 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, trưởng ngành trả lời đáp ứng, trả lời được nội dung câu hỏi đặt ra của các vị đại biểu.
Nếu trả lời trực diện, trúng hơn nữa, giảm báo cáo của ngành mình, bộ mình thì tốt hơn. Tuy nhiên, viêc truy trách nhiệm đến cùng chưa rõ, vì chất vấn suy cho cùng là truy trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu, chứ không phải chất vấn để tìm hiểu thông tin, càng không phải chất vấn để biết, mà là truy trách nhiệm người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, bộ ngành mà Quốc hội đã bầu và phê chuẩn", đại biểu Lê Như Tiến nói.
Bên cạnh đó, ông Tiến cũng phản ánh có Bộ trưởng nói không còn thời gian để hoàn thành nốt trách nhiệm và chuyển trách nhiệm cho kỳ sau.
"Dù còn một ngày đang công tác thì các vị Bộ trưởng cũng phải hoàn thành trách nhiệm của mình, chức trách của mình. Còn phần nào chuyển tiếp thì chuyển tiếp cho người kế nhiệm. Như thế mới đúng bổn phận, chức trách của vị Bộ trưởng", đại biểu Lê Như Tiến nêu quan điểm.
Đại biểu Tiến cho rằng việc trả lời chất vấn đôi khi có sự hài hước nhưng cần phải có trách nhiệm đến cùng với nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa |
Đại biểu đặt câu hỏi thực chất là những câu hỏi từ đời sống thường ngày của những người dân, của các tầng lớp nhân dân khác nhau. Câu trả lời phải giải đáp được điều đó cho người dân, chứ không phải chỉ giải đáp cho đại biểu ở đây.
"Cuối cùng vẫn là việc thực hiên như thế nào, triển khai như thế nào, tôi cho đó mới là cái quan trọng", đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá |
Bình luận về phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng trong phiên chất vấn này, cũng không nên đòi hỏi quá cao.
Chất vấn là cơ hội đánh giá, giám sát hoạt động của Chính phủ; đồng thời là một cơ hội giám sát đánh giá các đại biểu.
Đại biểu Dương Trung Quốc |
"Sự không hài lòng là sự cần thiết, nhất là của người dân nhưng trong hoạt động của Quốc hội, muốn đi vào nề nếp phải có thời gian. Tôi cho rằng, quan trọng mỗi lần chất vấn như thế này là tự thân các vị bộ trưởng, thành viên Chính phủ, cũng như mỗi đại biểu Quốc hội tự xem mình và cố gắng làm tốt hơn chức trách của mình trên diễn đàn Quốc hội. Chắc chắn hiệu ứng của chất vấn và sau chất vấn sẽ ngày một tốt hơn", đại biểu Dương Trung Quốc nói.
Ông Quốc cho rằng nhân dân theo dõi cả hai chiều, người hỏi và người đáp.
"Đòi hỏi một kỹ năng, trách nhiệm rất cao, qua đó người dân sẽ đánh giá được Chính phủ như thế nào, Quốc hội như thế nào để đặt niềm tin hay thất vọng", đại biểu Quốc nhấn mạnh.
Phạm Thịnh
Bình luận