(VTC News) - Phi thuyền do nhóm kỹ sư hàng không Việt Nam, đứng đầu là Phạm Gia Vinh, chế tạo đã bay thử nghiệm thành công trong không gian với 3 con chuột.
Từ thành phố Hyderabad (Ấn Độ), nơi thử nghiệm thiết bị bay do nhóm kỹ sư Việt Nam chế tạo, Phạm Gia Vinh, kiến trúc sư trưởng chế tạo con tàu chiều 15/3 cho biết, con tàu không người lái đã được thử nghiệm thành công ở độ cao 29,5km. Sau gần 2 tiếng đồng hồ bay ở độ cao cận vũ trụ, phi thuyền mang theo 3 con chuột đã trở về trái đất an toàn trong niềm vui bất tận của nhóm nghiên cứu, chế tạo.
Phạm Gia Vinh cho hay, khoảng giữa năm nay, phi thuyền của nhóm anh chế tạo sẽ đưa người lên không gian. Dự án này được liên kết với tập đoàn InGenius của Singapore.
"Nếu các điều kiện thuận lợi như hiện nay, đến khoảng giữa năm, chúng tôi sẽ đưa người vào không gian," Phạm Gia Vinh nói.
Hãng tin Chanel News Asia chiều nay cũng đã phát đi tin thử nghiệm thành công phi thuyền ở độ cao 29,5km này.
Chanel News Asia dẫn lời ông Lim Seng, nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc quản lý của tập đoàn InGenius cho biết 3 con chuột vẫn an toàn trở về sau chuyến đi qua cả giới hạn Armstrong (độ cao mà áp suất không khí cực thấp) bằng cách sử dụng kinh khí cầu tầng bình lưu.
Chuyến bay kéo dài 110 phút và đạt tới độ cao 29,5 km. “Đây quả là một kết quả đáng nể”, ông Lim nói.
"Áp lực được giữ nguyên, và nhiệt độ là 28 độ C. Những con chuột trở lại trái đất trong tình trạng rất tốt," ông Lim nói.
Thí nghiệm này được xem như một hoạt động kiểm tra trước khi nhóm nghiên cứu của ông Lim đưa con người bay vào không gian vào ngày 12/5 tới đây từ thị trấn Alice Springs, Australia.
"Chúng tôi muốn đưa người Singapore đầu tiên vượt qua giới hạn Armstrong vào không gian", ông Lim nói.
Phạm Gia Vinh cho hay, khoảng giữa năm nay, phi thuyền của nhóm anh chế tạo sẽ đưa người lên không gian. Dự án này được liên kết với tập đoàn InGenius của Singapore.
Phạm Gia Vinh tại phòng điều khiển bay thử nghiệm phi thuyền Hyderabad, Ấn Độ |
Hãng tin Chanel News Asia chiều nay cũng đã phát đi tin thử nghiệm thành công phi thuyền ở độ cao 29,5km này.
Chanel News Asia dẫn lời ông Lim Seng, nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc quản lý của tập đoàn InGenius cho biết 3 con chuột vẫn an toàn trở về sau chuyến đi qua cả giới hạn Armstrong (độ cao mà áp suất không khí cực thấp) bằng cách sử dụng kinh khí cầu tầng bình lưu.
Sản phẩm của Phạm Gia Vinh trưng bày tại Singapore |
"Áp lực được giữ nguyên, và nhiệt độ là 28 độ C. Những con chuột trở lại trái đất trong tình trạng rất tốt," ông Lim nói.
Thí nghiệm này được xem như một hoạt động kiểm tra trước khi nhóm nghiên cứu của ông Lim đưa con người bay vào không gian vào ngày 12/5 tới đây từ thị trấn Alice Springs, Australia.
"Chúng tôi muốn đưa người Singapore đầu tiên vượt qua giới hạn Armstrong vào không gian", ông Lim nói.
Cơ hội to lớn cho ngành công nghệ vũ trụ
Thiết bị bay này, theo Phạm Gia Vinh có thể sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ phục vụ an ninh quốc phòng đến các mục đích dân sự, nghiên cứu khoa học.
Với tầm bay từ 30 đến 50 km, thiết bị này cho phép thực hiện các thí nghiệm y học, môi trường, nghiên cứu khí quyển cao của trái đất. Từ độ cao đó, thiết bị bay có thể gửi dữ liệu, ảnh đa phổ trực tiếp về hiện trường. Các nhà khoa học có thể tìm hiểu nguồn nước, độ phủ xanh của đất, quan sát được mầm bệnh của cây trồng.
Video đưa chuột lên vũ trụ bằng phi thuyền không người lái
Khí cụ bay này cũng có thể mang các thiết bị quan sát, nghiên cứu tia vũ trụ và mang các thiết bị nghiên cứu ở môi trường cận vũ trụ. Khí cụ còn có thể kiểm nghiệm các thiết bị vệ tinh (camera, ăng ten, radar v.v.) trước khi tích hợp và đưa ra ngoài không gian.
Ở độ cao khoảng 30 km, thiết bị này sẽ giúp các nhà khoa học dễ dàng quan sát, nghiên cứu sự hình thành, đường đi của các cơn bão. Ưu điểm của thiết bị này có thể chuyển dữ liệu về nhanh hơn vệ tinh bằng cách gửi trực tiếp hình ảnh thu thập được về trái đất.
Trong lĩnh vực an ninh thông tin, khi vệ tinh hỏng có thể sử dụng khí cụ bay như một trạm thu, phát sóng trong thời gian một tuần để phục vụ sửa chữa. Bên cạnh đó, khí cụ bay có thể làm các hệ thống radar phục vụ cho Quốc phòng và nghiên cứu khoa học.
Thiết bị bay này, theo Phạm Gia Vinh có thể sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ phục vụ an ninh quốc phòng đến các mục đích dân sự, nghiên cứu khoa học.
Với tầm bay từ 30 đến 50 km, thiết bị này cho phép thực hiện các thí nghiệm y học, môi trường, nghiên cứu khí quyển cao của trái đất. Từ độ cao đó, thiết bị bay có thể gửi dữ liệu, ảnh đa phổ trực tiếp về hiện trường. Các nhà khoa học có thể tìm hiểu nguồn nước, độ phủ xanh của đất, quan sát được mầm bệnh của cây trồng.
Video đưa chuột lên vũ trụ bằng phi thuyền không người lái
Khí cụ bay này cũng có thể mang các thiết bị quan sát, nghiên cứu tia vũ trụ và mang các thiết bị nghiên cứu ở môi trường cận vũ trụ. Khí cụ còn có thể kiểm nghiệm các thiết bị vệ tinh (camera, ăng ten, radar v.v.) trước khi tích hợp và đưa ra ngoài không gian.
Ở độ cao khoảng 30 km, thiết bị này sẽ giúp các nhà khoa học dễ dàng quan sát, nghiên cứu sự hình thành, đường đi của các cơn bão. Ưu điểm của thiết bị này có thể chuyển dữ liệu về nhanh hơn vệ tinh bằng cách gửi trực tiếp hình ảnh thu thập được về trái đất.
Trong lĩnh vực an ninh thông tin, khi vệ tinh hỏng có thể sử dụng khí cụ bay như một trạm thu, phát sóng trong thời gian một tuần để phục vụ sửa chữa. Bên cạnh đó, khí cụ bay có thể làm các hệ thống radar phục vụ cho Quốc phòng và nghiên cứu khoa học.
Minh Lý
Bình luận