• Zalo

Phi thuyền Soyuz thời Liên Xô: Đối thủ của thế hệ phi thuyền Apollo

Kinh tếThứ Hai, 08/12/2014 11:37:00 +07:00Google News

(VTC News) - Ra đời từ thời Liên Xô cũ, thế hệ tàu Soyuz chưa hề lạc hậu trong khoa học vũ trụ, vẫn được sử dụng để đưa các nhà phi hành Nga lên trạm ISS.

(VTC News) - Ra đời từ thời Liên Xô cũ, thế hệ tàu vũ trụ Soyuz chưa hề lạc hậu trong khoa học không gian, vẫn được sử dụng để đưa các nhà phi hành Nga lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Theo phi hành gia Andre Kuipers từ Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA), Soyuz quả thực là "chiến hạm trên không gian", dù cho nó đã có gần nửa thế kỷ hoạt động.

Thực tế, do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) không thực hiện chuyến bay vào không gian nào kể từ năm 2011 nên tàu Soyuz của Nga vẫn là phương tiện duy nhất để các nhà du hành vũ trụ tiếp cận ISS.

Tàu vũ trụ Soyuz bay trong quỹ đạo trái đất
Quá trình phóng lên con tàu vũ trụ Soyuz không hề dễ chịu với các nhà phi hành. Hãy tưởng tượng các phần cứng bên ngoài tàu bị lõm mạnh, và phải mất 50 giây sau chúng mới có thể đàn hồi lại tình trạng ban đầu.

Như một chiếc xe cũ kỹ nhưng bền bỉ, các nhà du hành vũ trụ từ khắp châu Âu đến Mỹ, Trung Quốc thực sự vẫn rất ngưỡng mộ tàu vũ trụ Soviet huyền thoại một thời.


Khởi đầu gian nan

Trái với sự thành công của Apollo, con tàu Soyuz vấp phải vô vàn vấn đề về kĩ thuật, bị trì hoãn, thậm chí bị hủy trong kế hoạch đặt chân lên mặt trăng của các phi hành gia Liên Xô.

Tuy nhiên, Liên Xô không hề nản chí trước khát vọng chinh phục vũ trụ. Đầu những năm 70 của thế kỷ 20, họ đã tìm ra hướng đi mới: phát triển trạm không gian quỹ đạo. Do đó, Soyuz thực sự là quân át chủ bài trong ngành hàng không Liên Xô thời kỳ đó.

Ta thử nghĩ xem vì lý do gì mà tàu vũ trụ được thiết kế từ giữa thế kỷ 20 vẫn có thể tồn tại đến ngày nay? Liệu các bản thiết kế tàu vũ trụ ngày nay có thể học hỏi kinh nghiệm quý báu gì từ các thế hệ tiền nhiệm?


Một điều đáng ngạc nhiên là những nhân chứng may mắn từ chuyến khởi hành đầu tiên của Soyuz năm 1967 không thể tưởng tượng nổi con tàu vũ trụ huyền thoại này vẫn có thể được sử dụng đến tận bây giờ.

Theo kinh nghiệm từ một nhà phi hành lão làng, một khi con tàu đã ở trong quỹ đạo bay, nếu một trong số các cánh bên thân tàu không hoạt động, và mất tín hiệu liên lạc, thì việc xác định hướng bay cho con tàu là bài toán không đơn giản.

Tàu vũ trụ Soyuz được chụp ảnh từ bên ngoài
Chỉ những nhà phi hành lão luyện mới có thể bảo toàn năng lượng dự trữ không bị hao phí và điều chỉnh con tàu tiếp tục quỹ đạo.

Cho đến tận tháng 10/1968 mới thực sự là chuyến bay thành công đầu tiên của Soyuz, đó cũng là thời điểm con tàu Apollo biến giấc mơ chinh phục Mặt trăng của Hoa Kỳ trở thành hiện thực.

Đối thủ của thế hệ phi thuyền Apollo

Từ cấu tạo cho đến trang thiết bị, Soyuz (có thiết kế hình trụ tròn) thực sự hoàn toàn khác biệt với Apollo - vốn sở hữu thiết kế hình nón.

Điểm khác biệt lớn nhất là tàu Apollo có công nghệ điện tử hơn hẳn, ví dụ như hệ thống định vị giúp các phi hành gia có thể định vị vị trí chính xác của họ trong không gian.

Phi thuyền Apollo của Mỹ trên đường đến bãi phóng ở Florida
Các nhà khoa học Liên Xô cũng tìm ra giải pháp đối với các vấn đề tương tự phát sinh trong không gian. Họ tỏ ra ưu thế hơn tàu Apollo của Mỹ về hệ thống cơ điện, giúp các nhà du hành vũ trụ dễ tiếp cận mục tiêu trong không gian hơn.

Ngày nay, mô hình tàu vũ trụ Soyuz vẫn được bảo quản tại trung tâm đào tạo phi hành ở thành phố Ngôi sao thuộc LB Nga.


Nga quyết tâm cập nhật công nghệ lên Soyuz

Trong tháng 12 này NASA vừa phóng con tàu vũ trụ Orion vào trong không gian. Kết hợp với công nghệ cải tiến từ châu Âu, Orion hứa hẹn sẽ đưa con người đặt chân tới các vì sao, đặc biệt là sao Hỏa.

Tàu vũ trụ thế hệ mới của Hoa Kỳ sở hữu thiết kế lớn hơn, thuận tiện hơn và tinh xảo hơn Soyuz. Không dễ để tính toán chính xác chi phí con tàu Orion. Tuy nhiên, điều chắc chắn là Orion tốn kém hơn nhiều so với tiền bối Soyuz.

Trong khi đó, trước khi sở hữu thế hệ tàu vũ trụ riêng thì người Trung Quốc vẫn xem Soyuz là sự lựa chọn số một cho các chuyến bay vào không gian của họ.


Ngày nay, giới khoa học vũ trụ Nga vẫn quyết tâm cập nhật công nghệ cải tiến vào thế hệ mới của Soyuz. Theo tính toán từ các chuyên gia, Soyuz có thể vận hành trong không gian khoảng 20 năm nữa.

Xem video Soyuz bay trong không gian
Nguồn: bbc.uk


Cao Thu
Bình luận
vtcnews.vn