(VTC News) - Tàu vũ trụ của NASA đã hướng đến mục tiêu là Ceres, một hành tinh lùn trong Thái dương hệ mà NASA chưa từng tiếp cận, trong sứ mệnh kéo dài 7 năm
Phi thuyền Dawn đã đến quỹ đạo của hành tinh Vesta vào tháng 7/2011 trong chuyến đầu tiên của sứ mệnh nghiên cứu tiểu hành tinh.
Cũng nhờ Dawn, các chuyên gia mới phát hiện được Vesta không phải là một tiểu hành tinh, mặc dù nằm lẫn trong vành đai tiểu hành tinh chính của Hệ mặt trời. Trên thực tế, nó là hành tinh con, có lõi rắn như trái đất.
Sau khi hoàn tất sứ mệnh ở Vesta, Dawn đã lên đường đến Ceres (hành tinh lùn, hình thù hơi dẹt) và dự kiến nó sẽ tiếp cận hành tinh lùn này vào năm 2015.
Quãng đường để tới hành tinh lùn Ceres rất dài. Tàu vũ trụ Dawn phải thực hiện cuộc hành trình lên tới 640.000 km để tới Ceres, nhưng con tàu vũ trụ có thể di chuyển với tốc độ lên tới 720 km/h, do đó nó có thể tới mục tiêu vào tháng 3 năm 2015.
"Tàu thăm dò này được trang bị các động cơ đẩy ion cải tiến, tiêu thụ tương đối ít năng lượng và chỉ tăng tốc dần dần trong quá trình bay, nó có sức mạnh lên đến 90.000 mã lực. Dawn cũng có một camera có độ phân giải cao, 2 máy đo quang phổ và các trang thiết bị hiện đại khác", Marc Rayman, kỹ sư trưởng và giám đốc tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA, cho biết.
Nhiệm vụ đầu tiên trong 3 nhiệm vụ chính của Dawn là tìm hiểu về những khoảnh khắc đầu tiên trong sự ra đời của Thái Dương hệ từ cách đây 4,6 tỷ năm, bằng cách thu thập những thông tin về Ceres và Vesta.
Tiếp đó, Dawn sẽ phát hiện những yếu tố tạo thành những hành tinh như Trái Đất, sao Hỏa, sao Thủy, sao Kim.
Nhiệm vụ thứ ba của Dawn sẽ là giải thích vì sao Vesta và Ceres có cấu tạo khác nhau và cách tiến hóa khác nhau, đặc biệt là vai trò của nước trong sự phát triển của hai thiên thể này.
» Tìm thấy dấu vết sự sống trên sao Hỏa
» Manh mối tìm ra hành tinh con người có thể tồn tại
» NASA phát hiện thiên hà cực lớn bao quanh hố đen vũ trụ
An Trần
Phi thuyền Dawn đã đến quỹ đạo của hành tinh Vesta vào tháng 7/2011 trong chuyến đầu tiên của sứ mệnh nghiên cứu tiểu hành tinh.
Cũng nhờ Dawn, các chuyên gia mới phát hiện được Vesta không phải là một tiểu hành tinh, mặc dù nằm lẫn trong vành đai tiểu hành tinh chính của Hệ mặt trời. Trên thực tế, nó là hành tinh con, có lõi rắn như trái đất.
Video mô phỏng quá trình tiếp cận hành tinh lùn của NASA
Nguồn: NASA
Nguồn: NASA
Sau khi hoàn tất sứ mệnh ở Vesta, Dawn đã lên đường đến Ceres (hành tinh lùn, hình thù hơi dẹt) và dự kiến nó sẽ tiếp cận hành tinh lùn này vào năm 2015.
Quãng đường để tới hành tinh lùn Ceres rất dài. Tàu vũ trụ Dawn phải thực hiện cuộc hành trình lên tới 640.000 km để tới Ceres, nhưng con tàu vũ trụ có thể di chuyển với tốc độ lên tới 720 km/h, do đó nó có thể tới mục tiêu vào tháng 3 năm 2015.
"Tàu thăm dò này được trang bị các động cơ đẩy ion cải tiến, tiêu thụ tương đối ít năng lượng và chỉ tăng tốc dần dần trong quá trình bay, nó có sức mạnh lên đến 90.000 mã lực. Dawn cũng có một camera có độ phân giải cao, 2 máy đo quang phổ và các trang thiết bị hiện đại khác", Marc Rayman, kỹ sư trưởng và giám đốc tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA, cho biết.
Phi thuyền động cơ đẩy ion đặc biệt giúp nó tiếp cận hành tinh Ceres vào khoảng tháng 3/2015 |
Tiếp đó, Dawn sẽ phát hiện những yếu tố tạo thành những hành tinh như Trái Đất, sao Hỏa, sao Thủy, sao Kim.
Nhiệm vụ thứ ba của Dawn sẽ là giải thích vì sao Vesta và Ceres có cấu tạo khác nhau và cách tiến hóa khác nhau, đặc biệt là vai trò của nước trong sự phát triển của hai thiên thể này.
» Tìm thấy dấu vết sự sống trên sao Hỏa
» Manh mối tìm ra hành tinh con người có thể tồn tại
» NASA phát hiện thiên hà cực lớn bao quanh hố đen vũ trụ
An Trần
Bình luận