Dự kiến ngày 30/11 năm nay, sau 12 năm khiêu vũ cùng Thổ tinh, phi thuyền Cassini của NASA đang lao vào, chuẩn bị cho một cái hôn rất cận với vành F chưa được khám phá của Thổ tinh để thu gom các mẫu hạt vành cùng các phân tử khí mờ nhạt trong khi vẫn giữ khoảng cách đủ an toàn đối với các mảnh vụn - ở cự li 7800 km.
Một cú thúc hấp dẫn từ một trong các vệ tinh của Thổ tinh, Titan, sẽ đẩy Cassini tiến tới khi nó đi vào giai đoạn đầu của cái NASA gọi là “cái kết kịch tính của sứ mệnh”. Từ hôm nay cho đến ngày 22/4 năm tới, phi thuyền sẽ bay xuyên qua khu vực chưa được khám phá thuộc các vành ngoài của Thổ tinh với tổng cộng 20 vòng bay, mỗi vòng mất bảy ngày.
“Chúng tôi gọi giai đoạn này của sứ mệnh là Các quỹ đạo Hớt Vành Cassini, vì chúng ta sẽ cho phi thuyền bay hớt váng qua rìa ngoài của các vành,” phát biểu của Linda Spilker, nhà khoa học dự án Cassini tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực ở Pasadena, California.
“Ngoài ra, chúng tôi có hai thiết bị có thể lấy mẫu các hạt và chất khí khi chúng ta băng qua mặt phẳng vành, vì vậy mới nói là Cassini ‘hớt’ vành”.
Rời bệ phóng hồi năm 1997, sứ mệnh của phi thuyền vũ trụ Cassini là thăm dò và chụp ảnh Thổ tinh, các vệ tinh của nó, cùng các vành của nó, bắt đầu với sự tới nơi vào năm 2004 và kết thúc như trông đợi vào năm 2008.
Tuy nhiên, kể từ đó, sứ mệnh đã được kéo dài thêm hai lần, và nó đã thực hiện một số đột phá to lớn nhất trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ: việc hạ cánh của nó lên Titan là lần đầu tiên người ta cho hạ cánh hoàn toàn thành công lên một vật thể thuộc hệ mặt trời nhóm ngoài.
Phi thuyền Cassini đã chụp được cơn bão đầu tiên ngoài địa cầu và đã nhận ra những cái hồ đầu tiên ở ngoài Trái đất.
Giai đoạn mới này của sứ mệnh phi thuyền Cassino sẽ mang lại những ảnh chụp chiều sâu, chất lượng cao, độ phân giải cao của các vệ tinh của Thổ tinh, các vành chính, cùng các vệ tinh nhỏ nằm chung với các vành. Nó cũng có thể chụp được những đám mây bụi khi có vị trí thích hợp, ví dụ khi Mặt trời khuất sau hành tinh từ góc nhìn của Cassini vào tháng ba tới.
Chắc chắn giai đoạn hớt vành của phi thuyền Cassini sẽ mang tính hiện tượng học, nhưng như thế phi thuyền cũng trên đường đi tới cái kết của nó. Để đảm bảo nó không va chạm với các vệ tinh của Thổ tinh và không làm chúng bị ô nhiễm vi khuẩn Trái đất khi nó cạn kiệt nhiên liệu, Cassini sẽ liên tục lặn hụp qua khe hẹp giữa Thổ tinh và các vành của nó, lặn hụp cho đến khi nào cạn hết nhiên liệu thì rơi vào khí quyển Thổ tinh.
Với sứ mệnh Cassini hoàn tất và phi thuyền đáp xuống nơi yên nghỉ cuối cùng của nó lên hành tinh mà nó đã nghiên cứu trong hơn chục năm qua, NASA sẽ tập trung vào thế hệ phi thuyền vũ trụ tiếp theo, trong đó có Orion, phi thuyền sẽ đưa các nhà du hành bay trên các sứ mệnh vượt ngoài Mặt trăng. Chúng ta đã học được nhiều điều từ Cassini và nay đã đến lúc hướng tới tương lai của sự thám hiểm vũ trụ.
Bình luận