(VTC News) - Cựu phi công Nguyễn Thành Trung khẳng định, việc máy bay Trung Quốc bay vào FIR TP.HCM mà không thiết lập liên lạc sẽ uy hiếp an toàn hàng không nghiêm trọng.
Theo ghi nhận của Cục Hàng không Việt Nam và Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh từ ngày 1 đến hết sáng 8/1, hàng không Trung Quốc thực hiện 46 chuyến bay vào vùng thông báo bay TP.HCM (FIR Hồ Chí Minh).
Đáng nói, tất cả các chuyến bay này đều không có thông báo hay liên lạc với cơ quan điều hành bay của Việt Nam.
Ngay sau đó, Cục Hàng không Việt Nam đã gửi thông báo đến Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) về tình trạng nêu trên. Thông báo nêu rõ, từ ngày 1/1 các máy bay của Trung Quốc hoạt động trong FIR Hồ Chí Minh và bay cắt ngang các đường hàng không theo những mực bay khác nhau.
Sáng nay (9/1) phóng viên VTC News đã phỏng vấn ông Nguyễn Thành Trung - nguyên cơ trưởng Boeing 777, nguyên phó tổng giám đốc Hãng hàng không Vietnam Airlines về vấn đề này.
Cựu phi công Nguyễn Thành Trung |
- Từ ngày 1/1 đến hết sáng 8/1, hàng không Trung Quốc thực hiện 46 chuyến bay vào FIR Hồ Chí Minh mà không thông báo. Ông đánh giá thế nào về sự việc này?
Vùng thông báo bay của TP.HCM được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) giao cho TP.HCM kiểm soát. Nên trong vùng này, tất cả các phương tiện bay từ dân dụng đến quân sự bay vào đều phải thông báo. Việc thông báo để kiểm soát không lưu TP.HCM phân phối về độ cao, về hướng bay tránh va chạm trong khu vực này.
|
- Hành động máy bay bay vào vùng thông báo bay TP.HCM mà không thông báo của Trung Quốc có gây nguy cơ va chạm, tai nạn giữa các máy bay không thưa ông?
Hành động này uy hiếp an toàn hàng không rất nghiêm trọng, va chạm hoàn toàn có thể xảy ra nếu tiếp tục tái diễn việc này.
Nếu phía Trung Quốc cố tình bay mà không thông báo, kiểm soát không lưu khu vực TP.HCM không thể điều phối được máy bay của họ với những máy bay khác đang hoạt động trong vùng thông báo bay TP.HCM.
Cục Hàng không khẳng định hoạt động của các máy bay Trung Quốc nêu trên đã vi phạm các quy định của ICAO, ảnh hưởng nghiêm trọng và uy hiếp an toàn đến các hoạt động bay trong khu vực. Ảnh: News.cn |
Mặc dù trên hệ thống rada thì bộ phận kiểm soát không lưu vẫn thấy được, nhưng máy bay Trung Quốc không thông báo thì kiểm soát không lưu không liên lạc để điều phối được.
Việc này dễ gây ra va chạm trên không giữa các máy bay. Đặc biệt, vùng thông báo bay TP.HCM có mật độ máy bay tương đối lớn.
- Như vậy, hành động của Trung Quốc là cố tình bay vào vùng thông báo bay TP.HCM mà không thông báo?
|
- Trên thực tế đã xảy ra những vụ va chạm hàng không do bay vào các vùng thông báo bay TP.HCM mà không thông báo chưa, thưa ông?
Tôi được biết thì trên thế giới đã đã xảy ra nhiều rồi. Bởi lẽ, kiểm soát không lưu không nắm được việc bay, không điều phối được nên việc va chạm là hoàn toàn có thể xảy ra. Trường hợp máy bay lớn, máy bay dân dụng mà không thông báo thì hậu quả xảy ra sẽ rất nghiêm trọng.
Đồ họa tàu bay của Trung Quốc đi vào FIR Hồ Chí Minh. Ảnh: VTV. |
- Theo ông, phía Cục Hàng không Việt Nam nên có động thái gì trước việc này?
Tôi đánh giá động thái của Cục Hàng không Việt Nam là hợp lý khi khi gửi thông báo lên ICAO về hành động của Trung Quốc.
Trong mức độ nào đó, việc thông báo của Cục Hàng không Việt Nam sẽ giúp các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có hoạt động trong Vùng thông báo TP.HCM nắm được thông tin có một “vết” trong vùng này. Tôi nghĩ việc thông báo này cũng rất quan trọng.
Trong mức độ nào đó, việc thông báo của Cục Hàng không Việt Nam sẽ giúp các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có hoạt động trong Vùng thông báo TP.HCM nắm được thông tin có một “vết” trong vùng này. Tôi nghĩ việc thông báo này cũng rất quan trọng.
Hà Minh (thực hiện)
Bình luận