Các phi công và tiếp viên hàng không đang yêu cầu các hãng hàng không dừng chuyến bay đến Trung Quốc trong bối cảnh các quan chức y tế thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch virus corona mới.
Hiệp hội Phi công Liên minh (The Allied Pilots Association, APA), đại diện cho các phi công của hãng hàng không Mỹ American Airlines, đệ đơn kiện lên tòa án ở bang Texas, trong đó cảnh báo virus corona mới đe dọa sức khỏe phi hành đoàn và yêu cầu chấm dứt các chuyến bay đến Trung Quốc.
Trong một thông báo, hãng American Airlines (trụ sở ở bang Texas) tuyên bố đã áp dụng các biện pháp đề phòng dịch bệnh nhưng từ chối bình luận về vụ kiện.
Tính đến sáng 31/1, Trung Quốc báo cáo gần 10.000 trường hợp mắc bệnh và 213 người chết, virus đã lây lan sang 19 quốc gia mà nguyên nhân chủ yếu do hành khách đi trên máy bay.
Hôm 29/1, American Airlines thông báo hủy chuyến bay từ Los Angeles đến Bắc Kinh và Thượng Hải bắt đầu vào tháng tới, nhưng vẫn tiếp tục các chuyến bay từ Dallas.
Chủ tịch APA Eric Ferguson kêu gọi các phi công được chỉ định cho các chuyến bay từ Mỹ đến Trung Quốc từ chối nhiệm vụ. Trong một tuyên bố, hiệp hội tiếp viên hàng không American Airlines cho biết họ ủng hộ vụ kiện của phi công và kêu gọi công ty và chính phủ Mỹ tuyên bố sai lầm, tạm dừng tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc.
Phi công tại United Airlines, hãng hàng không lớn nhất của Mỹ có hoạt động tại Trung Quốc, sẽ được phép bỏ chuyến đi mà không phải trả tiền, theo một bản ghi nhớ từ công đoàn của họ gửi cho các thành viên. United đã thông báo vào hôm 30/1, việc hủy chuyến bay giữa Mỹ-Trung Quốc vào khoảng giữa tháng 2 và 28/3, mặc dù hãng sẽ tiếp tục khai thác các chuyến bay khứ hồi từ San Francisco đến Bắc Kinh, Thượng Hải và Hong Kong.
Vụ kiện của phi công American Airlines được đưa ra khi ngày càng nhiều hãng hàng không dừng các chuyến bay đến Trung Quốc đại lục, trong đó có Air France KLM SA, British Airways, Lththansa và Virgin Atlantic của Đức.
Các hãng hàng không lớn khác tiếp tục bay đến Trung Quốc, nhưng khẩu trang và những biện pháp khác được áp dụng để giảm phơi nhiễm không trấn an được phi hành đoàn. Một tiếp viên hàng không người Mỹ vừa mới hạ cánh từ một thành phố lớn của Trung Quốc cho biết họ quan tâm đến việc nhiễm virus và lây cho gia đình, hoặc bị cách ly khi đang chờ giữa các chuyến bay.
Hãng hàng không Thai Airways sử dụng thuốc xịt khử trùng giữa các chuyến bay Trung Quốc và cho phép phi hành đoàn đeo khẩu trang và găng tay. Delta Air Lines đang khai thác ít chuyến bay hơn và cung cấp dịch vụ giao đồ ăn để phi hành đoàn có thể ở trong khách sạn của họ.
Korean Air Lines Co Ltd và Singapore Airlines cử thêm phi hành đoàn bay thẳng từ máy bay quay lại, tránh ở lại qua đêm. Hãng vận tải Hàn Quốc cũng cho biết họ đang chuẩn bị những bộ đồ hazmat cho các tiếp viên hàng không, những người có thể cần phải chăm sóc các trường hợp nghi ngờ nhiễm coronavirus trong không khí.
Các nhà phân tích cho biết, dịch corona là mối đe dọa dịch bệnh lớn nhất đối với ngành hàng không kể từ cuộc khủng hoảng SARS năm 2003, dẫn đến nhu cầu hành khách ở châu Á giảm mạnh 45% vào lúc cao điểm hồi tháng 4/2003. Air France, nơi duy trì các chuyến bay Trung Quốc trong suốt đại dịch SARS, đã đình chỉ các chuyến bay Bắc Kinh và Thượng Hải vào thứ Năm sau khi các phi hành đoàn yêu cầu dừng ngay lập tức.
Bình luận