(VTC News) – Chính quyền Gaddafi sụp đổ sẽ tạo nên những khoảng trống quyền lực. Phe nổi dậy sẽ nhanh chóng lấp đầy, hay Libya sẽ lâm vào nội chiến mới?
Có hay không một cuộc nội chiến mới?
Cùng với việc lực lượng chống chính phủ giành quyền kiểm soát đại bộ phận Tripoli vào sáng ngày 22/8, một số người bắt đầu lo lắng các phe phái trong phe đối lập sẽ đấu tranh giành quyền lực.
Ngày 21, thành viên lực lượng phe đối lập Hussam Naja tiết lộ với phóng viên Reuters:“Sau khi công hạ Tripoli, việc đầu tiên tôi và quân đội của tôi phải làm là thiết lập trạm kiểm sát, giải trừ tất cả vũ khí bao gồm cả vũ khí của các tổ chức phe đối lập khác, nếu không tại đây sẽ xảy ra chiến tranh”.
Ông cũng cho biết thêm: “Các phe phái trong phe đối lập đều muốn kiểm soát Tripoli, hiện nay cần nhất là “trật tự” và tiết lộ nhiều nỗi lo khác của các thành viên phe đối lập.
Chính quyền Gaddafi sắp sụp đổ, khoảng trống quyền lực Gaddafi để lại cần được lấp đầy. Sau khi mục tiêu chung là lật đổ Gaddafi được thực hiện, đấu tranh quyền lực thời đại hậu Gaddafi là không thể tránh khỏi.
Phóng viên phương Tây phỏng vấn phe đối lập nhận thấy nội bộ những người này gồm rất nhiều phe phái khác nhau. Những phe phái này đều tự xưng là lực lượng đến từ một địa phương nào đó, không bao giờ tự xưng là “phe đối lập Libya”; và phóng viên muốn đến mặt trận lấy tin, nhất định phải được sự đồng ý của phe đối lập tại mặt trận đó, bởi giữa các phe phái rất ít hợp tác, thậm chí còn xem thường lẫn nhau.
Chủ nghĩa li khai
Theo Reuters, sự thống trị của Gaddafi đối với Libya giống như “tổ chức tôn giáo”, thiếu cơ quan quốc gia và chế độ hoàn chỉnh khiến cho quá trình chuyển giao quyền lực sau này trở nên hết sức khó khăn. Đồng thời, thành phần nội bộ phe đối lập phức tạp, nhiều quan điểm: vừa có tổ chức tôn giáo vừa có tổ chức phi tôn giáo, vừa có phe đối lập “nòng cốt” chống đối lâu dài với chính quyền Gaddafi vừa có quan chức cấp cao chính phủ Gaddafi đầu hàng phe đối lập, vừa có quan điểm “không muốn thân với phương Tây” vừa có lời kêu gọi nước ngoài đầu tư...
Sau khi chính quyền Gaddafi sụp đổ, nếu phe đối lập không đoàn kết sẽ lâm vào bất đồng, chia rẽ. Lựa chọn lãnh đạo cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự ổn định của Libya trong tương lai.
Achouri Arshad – người ủng hộ phe đối lập Libya – nói với Reuters tại Anh: “Nếu phe đối lập không thể thỏa thuận với lực lượng từng trung thành với Gaddafi trong chính quyền mới thì không thể thu hút người tài, tái thiết quốc gia”.
Giới phân tích chỉ ra, nếu “phe cứng rắn” nắm quyền thì Libya có thể tái phạm sai lầm của Iraq. Năm 2003, sau khi Mỹ tiến vào Iraq lật đổ chính quyền Saddam Hussein, những người ủng hộ Đảng Bath và quan chức quân đội do Saddam Hussein lãnh đạo lập tức bị thanh trừng. Trong thời gian chuẩn bị xây dựng chính phủ mới, cựu thành viên Đảng Bath từng bị hạn chế đảm nhận các công việc quốc gia.
Sau khi tổ chức và xây dựng chính phủ mới, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, chính đảng trong nước, tranh giành lợi ích giữa các bên vẫn tiếp tục leo thang. Các lực lượng như người ủng hộ Saddam Hussein, tổ chức al-Qaeda liên tục phát động các cuộc tấn công bạo lực.
Cân bằng lợi ích giữa các bộ lạc
Libya là quốc gia có nhiều bộ lạc. Bất đồng giữa các bộ lạc tại miền tây và miền đông đã không còn là bí mật. Gaddafi có thể thống trị 42 năm, trong đó một phần không nhỏ là do có được sự ủng hộ của rất nhiều bộ lạc.
Những bộ lạc này lo lắng sau khi Gaddafi từ chức, lợi ích của họ có còn được bảo vệ không, hay bị các bộ lạc chống Gaddafi thôn tính?
Theo các chuyên gia về Trung Đông, lãnh đạo Libya trong tương lai sẽ phải đối diện với vấn đề cân bằng lợi ích của hơn 140 bộ lạc. Không ít bộ lạc có quân đội và địa bàn riêng. Nếu bất mãn về phân chia lợi ích, họ rất có thể sẽ thành lập chính phủ riêng, thậm chí tiếp tục đấu tranh sau khi chính quyền Gaddafi sụp đổ. Cứ như thế, Libya sẽ “Afghanistan hóa”. Đến lúc đó, bất luận là phương Tây hay chính phủ mới của Libya đều không thể giải quyết vấn đề này. Đây sẽ là cơ hội cho các thế lực cực đoan.
Thậm chí ngay trong thời gian Gaddafi lãnh đạo, al-Qaeda đã hoạt động tại một số bộ lạc. Nếu không xử lí tốt vấn đề bộ lạc, vấn đề Libya sẽ vượt qua phạm vi quốc gia, ảnh hưởng đến tình hình khu vực và an ninh quốc tế.
Ai có thể lãnh đạo Libya?
Hiện nay, phe đối lập Libya thiếu lãnh tụ được tất cả mọi người công nhận. Đây là một vấn đề không thể xem nhẹ.
Ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay là Chủ tịch Hội đồng quốc gia lâm thời Mustafa Abdul Jalil. Ông Jalil sinh năm 1952. Từ năm 2007 đến năm 2011, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Sau khi Libya xảy ra chính biến vào đầu năm, ông được ủy quyền đến Benghazi đàm phán với phe đối lập. Sau khi tuyên bố từ chức, ông đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quốc gia lâm thời.
Với tư cách là quan chức cấp cao của chính phủ cũ, ảnh hưởng của ông trong phe đối lập, các bộ lạc miền đông Libya và nhân dân Libya tương đối lớn. Tuy nhiên, đối với phe đối lập luôn hi vọng chính phủ mới của Libya do những gương mặt mới lãnh đạo thì quan hệ giữa Abdul Mustafa Jalil và chính phủ cũ có thể trở thành trở ngại.
Chủ tịch Ban điều hành Hội đồng quốc gia lâm thời, cựu quan chức cấp cao chính phủ Gaddafi - ông Mahmoud Jibril, phụ trách các vấn đề kinh tế và dầu mỏ Ali Tal Huhne cũng là ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo chính phủ mới.
Có thể khẳng định, đối với phe đối lập thì công chiếm Tripoli đã khó, quản lí quốc gia càng khó hơn. Thách thức đầu tiên phe đối lập phải đối mặt là tìm ra lãnh tụ được tất cả mọi người công nhận.
Xử lí quan hệ với phương Tây
Điều mà cộng đồng quốc tế đều nhận thấy là các quốc gia phương Tây như Pháp, Ý là lực lượng chính ủng hộ hành động quân sự đối với chính quyền Gaddafi. Mục đích họ tham gia chiến sự tại Libya, ngoài cái gọi là nhân quyền dân chủ thì lợi ích dầu mỏ và mở rộng ảnh hưởng tại Bắc Phi là sự thật không thể tranh cãi.
Dầu thô của Libya đa số đều xuất khẩu sang các nước Châu Âu ven Địa Trung Hải như Ý, Pháp,… Những nước này tham chiến có trong đó nguyên nhân đảm bảo lợi ích dầu mỏ sau này.
Nhìn từ phía Mỹ, các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi từ đầu năm liên tiếp xuất hiện bạo động, thành lập chính phủ mới theo motiv quan niệm giá trị kiểu Mỹ. Sự thống trị của Gaddafi rõ ràng không phủ hợp với ý thức hệ của Mỹ. Do đó, về lâu dài, Libya sẽ là quân cờ trong chính sách Bắc Phi – Trung Đông của cường quốc số 1 thế giới.
Chính phủ mới của Libya được thành lập dưới sự ủng hộ của các quốc gia phương Tây; do đó, thái độ sau này của họ rõ ràng sẽ mang màu sắc thân phương Tây. Tuy nhiên, 80% dân số Libya là người Ả Rập, trong đó rất nhiều người lại tán thành chính sách coi phương Tây là kẻ thù của Gaddafi. Cách nhìn của dân chúng đối với phương Tây sẽ hạn chế thái độ của chính quyền phe đối lập đối với phương Tây.
Do đó, xử lí tốt quan hệ với các quốc gia phương Tây, hơn nữa vỗ về nhân dân trong nước là vấn đề không hề đơn giản mà phe đối lập phải đối mặt.
Sáng Nguyễn
Dù hiện tại vẫn chưa rõ tung tích nhà lãnh đạo Gaddafi, nhưng Tripoli thất thủ gần như đồng nghĩa với thời đại Gaddafi kết thúc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sự kết thúc của những bất ổn tại Libya.
Có hay không một cuộc nội chiến mới?
Cùng với việc lực lượng chống chính phủ giành quyền kiểm soát đại bộ phận Tripoli vào sáng ngày 22/8, một số người bắt đầu lo lắng các phe phái trong phe đối lập sẽ đấu tranh giành quyền lực.
Phe đối lập giành quyền kiểm soát Tripoli |
Ngày 21, thành viên lực lượng phe đối lập Hussam Naja tiết lộ với phóng viên Reuters:“Sau khi công hạ Tripoli, việc đầu tiên tôi và quân đội của tôi phải làm là thiết lập trạm kiểm sát, giải trừ tất cả vũ khí bao gồm cả vũ khí của các tổ chức phe đối lập khác, nếu không tại đây sẽ xảy ra chiến tranh”.
Ông cũng cho biết thêm: “Các phe phái trong phe đối lập đều muốn kiểm soát Tripoli, hiện nay cần nhất là “trật tự” và tiết lộ nhiều nỗi lo khác của các thành viên phe đối lập.
Chính quyền Gaddafi sắp sụp đổ, khoảng trống quyền lực Gaddafi để lại cần được lấp đầy. Sau khi mục tiêu chung là lật đổ Gaddafi được thực hiện, đấu tranh quyền lực thời đại hậu Gaddafi là không thể tránh khỏi.
Libya có lâm vào cuộc nội chiến mới? |
Phóng viên phương Tây phỏng vấn phe đối lập nhận thấy nội bộ những người này gồm rất nhiều phe phái khác nhau. Những phe phái này đều tự xưng là lực lượng đến từ một địa phương nào đó, không bao giờ tự xưng là “phe đối lập Libya”; và phóng viên muốn đến mặt trận lấy tin, nhất định phải được sự đồng ý của phe đối lập tại mặt trận đó, bởi giữa các phe phái rất ít hợp tác, thậm chí còn xem thường lẫn nhau.
Chủ nghĩa li khai
Theo Reuters, sự thống trị của Gaddafi đối với Libya giống như “tổ chức tôn giáo”, thiếu cơ quan quốc gia và chế độ hoàn chỉnh khiến cho quá trình chuyển giao quyền lực sau này trở nên hết sức khó khăn. Đồng thời, thành phần nội bộ phe đối lập phức tạp, nhiều quan điểm: vừa có tổ chức tôn giáo vừa có tổ chức phi tôn giáo, vừa có phe đối lập “nòng cốt” chống đối lâu dài với chính quyền Gaddafi vừa có quan chức cấp cao chính phủ Gaddafi đầu hàng phe đối lập, vừa có quan điểm “không muốn thân với phương Tây” vừa có lời kêu gọi nước ngoài đầu tư...
Sau khi chính quyền Gaddafi sụp đổ, nếu phe đối lập không đoàn kết sẽ lâm vào bất đồng, chia rẽ. Lựa chọn lãnh đạo cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự ổn định của Libya trong tương lai.
Achouri Arshad – người ủng hộ phe đối lập Libya – nói với Reuters tại Anh: “Nếu phe đối lập không thể thỏa thuận với lực lượng từng trung thành với Gaddafi trong chính quyền mới thì không thể thu hút người tài, tái thiết quốc gia”.
Bất ổn có chấm dứt trong thời đại hậu Gaddafi? |
Giới phân tích chỉ ra, nếu “phe cứng rắn” nắm quyền thì Libya có thể tái phạm sai lầm của Iraq. Năm 2003, sau khi Mỹ tiến vào Iraq lật đổ chính quyền Saddam Hussein, những người ủng hộ Đảng Bath và quan chức quân đội do Saddam Hussein lãnh đạo lập tức bị thanh trừng. Trong thời gian chuẩn bị xây dựng chính phủ mới, cựu thành viên Đảng Bath từng bị hạn chế đảm nhận các công việc quốc gia.
Sau khi tổ chức và xây dựng chính phủ mới, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, chính đảng trong nước, tranh giành lợi ích giữa các bên vẫn tiếp tục leo thang. Các lực lượng như người ủng hộ Saddam Hussein, tổ chức al-Qaeda liên tục phát động các cuộc tấn công bạo lực.
Cân bằng lợi ích giữa các bộ lạc
Libya là quốc gia có nhiều bộ lạc. Bất đồng giữa các bộ lạc tại miền tây và miền đông đã không còn là bí mật. Gaddafi có thể thống trị 42 năm, trong đó một phần không nhỏ là do có được sự ủng hộ của rất nhiều bộ lạc.
Những bộ lạc này lo lắng sau khi Gaddafi từ chức, lợi ích của họ có còn được bảo vệ không, hay bị các bộ lạc chống Gaddafi thôn tính?
Bài toán cân bằng lợi ích các bộ lạc trực tiếp ảnh hưởng đến tương lai Libya |
Theo các chuyên gia về Trung Đông, lãnh đạo Libya trong tương lai sẽ phải đối diện với vấn đề cân bằng lợi ích của hơn 140 bộ lạc. Không ít bộ lạc có quân đội và địa bàn riêng. Nếu bất mãn về phân chia lợi ích, họ rất có thể sẽ thành lập chính phủ riêng, thậm chí tiếp tục đấu tranh sau khi chính quyền Gaddafi sụp đổ. Cứ như thế, Libya sẽ “Afghanistan hóa”. Đến lúc đó, bất luận là phương Tây hay chính phủ mới của Libya đều không thể giải quyết vấn đề này. Đây sẽ là cơ hội cho các thế lực cực đoan.
Thậm chí ngay trong thời gian Gaddafi lãnh đạo, al-Qaeda đã hoạt động tại một số bộ lạc. Nếu không xử lí tốt vấn đề bộ lạc, vấn đề Libya sẽ vượt qua phạm vi quốc gia, ảnh hưởng đến tình hình khu vực và an ninh quốc tế.
Ai có thể lãnh đạo Libya?
Hiện nay, phe đối lập Libya thiếu lãnh tụ được tất cả mọi người công nhận. Đây là một vấn đề không thể xem nhẹ.
Ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay là Chủ tịch Hội đồng quốc gia lâm thời Mustafa Abdul Jalil. Ông Jalil sinh năm 1952. Từ năm 2007 đến năm 2011, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Sau khi Libya xảy ra chính biến vào đầu năm, ông được ủy quyền đến Benghazi đàm phán với phe đối lập. Sau khi tuyên bố từ chức, ông đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quốc gia lâm thời.
Chủ tịch Hội đồng chuyển giao quốc gia Mustafa Abdul Jalil |
Với tư cách là quan chức cấp cao của chính phủ cũ, ảnh hưởng của ông trong phe đối lập, các bộ lạc miền đông Libya và nhân dân Libya tương đối lớn. Tuy nhiên, đối với phe đối lập luôn hi vọng chính phủ mới của Libya do những gương mặt mới lãnh đạo thì quan hệ giữa Abdul Mustafa Jalil và chính phủ cũ có thể trở thành trở ngại.
Chủ tịch Ban điều hành Hội đồng quốc gia lâm thời, cựu quan chức cấp cao chính phủ Gaddafi - ông Mahmoud Jibril, phụ trách các vấn đề kinh tế và dầu mỏ Ali Tal Huhne cũng là ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo chính phủ mới.
Có thể khẳng định, đối với phe đối lập thì công chiếm Tripoli đã khó, quản lí quốc gia càng khó hơn. Thách thức đầu tiên phe đối lập phải đối mặt là tìm ra lãnh tụ được tất cả mọi người công nhận.
Xử lí quan hệ với phương Tây
Điều mà cộng đồng quốc tế đều nhận thấy là các quốc gia phương Tây như Pháp, Ý là lực lượng chính ủng hộ hành động quân sự đối với chính quyền Gaddafi. Mục đích họ tham gia chiến sự tại Libya, ngoài cái gọi là nhân quyền dân chủ thì lợi ích dầu mỏ và mở rộng ảnh hưởng tại Bắc Phi là sự thật không thể tranh cãi.
Dầu thô của Libya đa số đều xuất khẩu sang các nước Châu Âu ven Địa Trung Hải như Ý, Pháp,… Những nước này tham chiến có trong đó nguyên nhân đảm bảo lợi ích dầu mỏ sau này.
Tương lai nào cho Libya? |
Nhìn từ phía Mỹ, các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi từ đầu năm liên tiếp xuất hiện bạo động, thành lập chính phủ mới theo motiv quan niệm giá trị kiểu Mỹ. Sự thống trị của Gaddafi rõ ràng không phủ hợp với ý thức hệ của Mỹ. Do đó, về lâu dài, Libya sẽ là quân cờ trong chính sách Bắc Phi – Trung Đông của cường quốc số 1 thế giới.
Chính phủ mới của Libya được thành lập dưới sự ủng hộ của các quốc gia phương Tây; do đó, thái độ sau này của họ rõ ràng sẽ mang màu sắc thân phương Tây. Tuy nhiên, 80% dân số Libya là người Ả Rập, trong đó rất nhiều người lại tán thành chính sách coi phương Tây là kẻ thù của Gaddafi. Cách nhìn của dân chúng đối với phương Tây sẽ hạn chế thái độ của chính quyền phe đối lập đối với phương Tây.
Do đó, xử lí tốt quan hệ với các quốc gia phương Tây, hơn nữa vỗ về nhân dân trong nước là vấn đề không hề đơn giản mà phe đối lập phải đối mặt.
Sáng Nguyễn
Bình luận