• Zalo

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân cao 2,03m

Sức khỏe Chủ Nhật, 01/07/2012 09:52:00 +07:00Google News

(VTC News) - 21 tuổi, Đ đã có một chiều cao quá cỡ 2,03m. Mỗi lần đi ra đường Đ phải e ngại mỗi khi có người ngó nghiêng nhìn mình.

(VTC News) -  21 tuổi, Đ đã có một chiều cao quá cỡ 2,03m. Mỗi lần đi ra đường Đ phải e ngại mỗi khi có người ngó nghiêng nhìn mình. Nhưng sau 2 giờ 30 phút “vật lộn” trong phòng mổ, Đ đã vui vẻ trở lại.

Đ cho biết, em luôn e ngại với chiều cao 2,03m của mình 
Ngày 30/6, TS-BS Nguyễn Thy Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM cho biết các bác sĩ bệnh viện này đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân “người khổng lồ” D.T.Đ (21 tuổi, ở Long Khánh, Đồng Nai).


Trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật, Ths-BS Phạm Anh Tuấn, Phó Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, đây là một ca bệnh liên quan đến u tuyến yên rất hiếm gặp nhưng không khó xử lý.

Bệnh này khiến các chi của người bệnh to lên, chiều cao vì thế cũng không bình thường.

Nhiều năm qua, bệnh viện đã thực hiện thành công cho những bệnh nhân tương tự nhưng chưa có bệnh nhân nào cao quá cỡ như ca bệnh của anh Đ.


Ca phẫu thuật cho “người bệnh khổng lồ” kéo dài 2 giờ 30 phút và để ca phẫu thuật thành công, các bác sĩ phải tiến hành nội soi đường mũi, cắt bỏ khối u có kích cỡ khoảng 7mm x 7mm trong tuyến yên.

Sau phẫu thuật, các bác sĩ còn phải tiến hành xét nghiệm để kiểm tra tuyến yên.

Nhưng để căn bệnh dứt hẳn, bệnh nhân sẽ phải tái khám nhiều lần để các bác sĩ có cách điều trị và khống chế được những rối loạn phức tạp bất thường trong cơ thể của người bệnh.


Đ nhập viện vào ngày 15/6 và được các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chuẩn đoán mắc bệnh khổng lồ (Gigantism).

Nguyên nhân của căn bệnh là do khối u của tuyến yên tiết ra hormore tăng trưởng ở tuổi dậy thì ở trẻ (ở nam là dưới 11 tuổi). Nếu bệnh nhân không được phẫu thuật kịp thời thì sẽ có những biến chứng như: đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm khớp, viêm cột sống…


Trao đổi với chúng tôi, Đ cho biết, Đ rất vui mừng vì từ nay chiều cao của mình đã được hạn chế. Vì thời gian qua cứ mỗi lần đi ra đường Đ phải e ngại với những ánh mắt tò mò của mọi người cứ hướng về mình. “Em chỉ dám quanh quẩn ở nơi mình sống, em chẳng dám đi đâu.

Nhiều khi các bạn trong lớp rủ đi chơi hay đi du lịch đâu đó em đều từ chối vì cứ sợ người lạ nhìn vào mình họ lại giật mình sợ”.


Đ cho biết, chiều cao của mình bắt đầu cao vọt lên từ năm học lớp 7. Từ khi đó, Đ cảm thấy tự ti và ngày càng tách biệt với các bạn cùng trang lứa. “Năm bước sang tuổi 18, em đã cao đến 1,9m. Các bạn cùng lớp đặt cho em biệt danh “Peter Crouch”. 

Em cười đùa, “Dù Peter Crouch là cầu thủ cao nhất thế giới, với chiều cao 2,01m nhưng vẫn thua chiều cao 2,03m của em”.


Với chiều cao như em rất khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày như việc chọn quần áo ở các cửa hàng, cái được về chiều rộng nhưng lại ngắn cũn cỡn ở chiều dài và ngược lại.

Hay mỗi lần đi ngủ, Đ phải nằm co mình trong chiếc gường không đủ chiều dài nên mỗi sáng thức dậy toàn thần thường ê ẩm vì cả đêm không được nằm thoải mái. Những lần đi xe, em phải cật lực giấu đi chiều dài của hai cẳng chân.


Khi vừa thi tốt nghiệp THPT xong, Đ được người anh nói sẽ đưa đến bệnh viện khám và chữa trị vì trước đó, anh trai Đ có đọc được một trường hợp người Trung Quốc có chiều cao trên 2m chữa trị thành công nên em rất vui mừng.


Dương Ngọc




Bình luận
vtcnews.vn