(VTC News) – Quy định vợ chồng chửi nhau sẽ bị phạt tiền tới 1 triệu đồng vừa có hiệu lực đã xuất hiện hàng ngàn câu hỏi hài hước khó có lời đáp.
Vợ chồng xung đột, ích nước lợi nhà?
Trên mạng xã hội facebook, thành viên có nickname Kanye Mập Nhỏ đặt câu hỏi: “Vợ chồng xung đột, ích nước lợi nhà?” sau khi đọc các bài viết liên quan tới quy định mới này.
Trong khi đó, thành viên Bibo Võ lại cho rằng phải chăng ngân khố đang cạn kiệt nên “các luật chăm chăm phạt tiền sẽ ra đời và sẽ đánh vào những hành động nhỏ nhặt nhất?”.
“Vợ ơi, mắng chồng đi. Làm ơn!”
Đó là lời khẩn cầu hết sức hài hước của cư dân mạng có biệt danh Won Công tử bột. Có vẻ như quy định này khiến rất nhiều bạn trẻ thích thú bởi chẳng mấy khi được “bắt nạt” đối phương một cách hợp pháp như thế này.
Có nhiều cặp đôi trẻ còn đem luật ra làm trò đùa. Chẳng hạn Khánh Trọi nhắc khéo Xù Teddy là “mỗi lần chửi chồng là chó thì bị phạt 1 triệu đồng nha”.
Ai cũng biết nhiều khi những người thực sự yêu thương nhau thường đặt cho người mình yêu những biệt danh hết sức ngộ ngĩnh, đáng yêu, nhưng khi đặt vào những bối cảnh đặc biệt, người ngoài lại tưởng họ đang “chửi” nhau. Thế nên, như thế nào mới bị xem là chửi mắng, lăng mạ đối phương, có lẽ chỉ người trong cuộc biết rõ.
Cao tay hơn, trên một diễn đàn dành cho phụ nữ, nhân nói về nghị định này, nhiều chị em cũng truyền tay nhau kinh nghiệm “trị chồng”, đặc biệt là những ông chồng lắm lời.
Nickname Julidengo chia sẻ: “Mình từng khuyên một cô bạn hay bị chồng bắt nạt với một câu rất gọn: Anh cứ tiếp tục đi em đang ghi âm. Tuyệt đối không đôi co lại”.
Nhiều chị em đột nhiên để ý tới các biện pháp nghiệp vụ như “ghi âm” lại cuộc đối thoại giữa hai vợ chồng, lấy những câu từ xúc phạm mà không ai muốn nghe làm bằng chứng để phạt đối phương cũng như xem đó là “bùa hộ mệnh” mỗi khi muốn kết thúc cuộc cãi vã.
Chửi “tri thức” thì phải làm sao?
Rất ủng hộ các quy định này, nhưng một bạn có nickname Ololala thắc mắc: “Luật chi tiết thế này bảo vệ cho khối người đấy. Không có luật này thì những lời chửi bới xúc phạm đâu có được tính là hành hạ.
Tuy nhiên, nếu gặp ông chồng hay đánh đập thì còn chứng tích để kiện cáo. Nếu là ông trí thức, chuyện nói “mát mẻ”, không động tay động chân mà suốt ngày cứ chửi rủa, sỉ vả thì làm gì có chứng cứ?”.
Ai kiện?
Đó có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người trong đó có Louis Le.
Trên một diễn đàn, Louis Le chia sẻ: “Tăng thêm bạo hành gia đình. Phụ nữ Việt Nam bao giờ cũng chịu đựng vì sợ xấu mặt chồng con. Giờ thêm vụ này, sợ mất tiền lại im lặng mà chịu đựng. Hài quá!”.
Đồng quan điểm với thành viên trên, Vân Cheng viết: “Luật đánh vào kinh tế của cả gia đình thế này thì chỉ có vợ là phải nhẫn nhịn thôi. Tiền ăn chẳng có thì lấy đâu ra cái suy nghĩ đi thưa kiện để bị phạt tiền triệu? Thường thì mấy nhà mà chồng hay đánh chửi vợ, kinh tế cũng có khả giả gì mấy”.
Cũng với quan điểm trên, thành viên Nguyễn Quốc Anh bày tỏ: “Hai vợ chồng cãi lộn không lẽ kiện nhau để tốn tiền ngu à? Tôi thấy không hợp lý, trừ khi phạt kiểu bạo hành gia đình”.
Kim Chi Nguyễn cũng cho rằng, tiền là tài sản chung của hai vợ chồng, là mồ hôi, nước mắt của cả hai và nếu bị phạt thì sẽ mất đi một khoản lớn tiền sinh hoạt phí để lo cho gia đình. Chưa kể khi cãi nhau thường thì không có lửa sẽ không có khói.
Thế nên Kim Chi Nguyễn đề xuất chỉ nên áp dụng luật này với những ông chồng, bà vợ mắng chửi người bạn đời vô cớ thôi.
Có thưởng cho người tố cáo không?
Cư dân mạng có nickname Ôi thằng Kh đặt câu hỏi hết sức nghiêm túc: “Có hoa hồng cho người tố cáo, phạt kẻ bao che không?”.
Câu hỏi này có lẽ sẽ làm đau đầu rất nhiều chuyên gia soạn thảo luật. Chưa kể trên thực tế, một số người còn có ý tưởng “đâm bị thóc, chọc bị gạo” để gia đình người khác lục đục hòng “mua vui”.
Ai phạt?
Trên nhiều diễn đàn cũng thắc mắc, với những mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình thường nhật, liệu cơ quan cấp thẩm quyền xử phạt có bắt quả tang hay chú trọng vào bằng chứng được cung cấp? Liệu lực lượng xử phạt sẽ có mặt kịp thời để ngăn cản cuộc xung đột “nảy lửa” trong nhà nhiều người?
Phụ nữ được hưởng lợi nhiều hơn?
Đáng chú ý, dù trong nghị định ghi rõ phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình, tức là vợ lăng mạ chồng, chồng chì chiết vợ đều có thể bị xử phạt.
Tuy nhiên, nhiều chị em cho rằng nghị định này phụ nữ được hưởng lợi nhiều hơn khiến các ông chồng phải lên tiếng.
Anh Quang Tùng (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nói: “Vợ càu nhàu mắng mỏ thì không sao, nhưng chồng chỉ cần nói vài lời là sẵn sàng bị quy đủ thứ tội. Tôi cũng sẽ dùng luật này để vợ thấy dù là đàn ông hay phụ nữ thì cũng cần biết tiết chế”.
Sao cứ phải phạt tiền?
Nhiều người lại cho rằng thay vì phạt tiền nên thay bằng phạt lao động công ích sẽ phù hợp hơn.
Chị Tú Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) nêu quan điểm: “Sao không phạt lao động công ích, có ý nghĩa mà người bị phạt thấy ngượng còn biết sợ chứ phạt tiền thì cũng ảnh hưởng cả người bị hại vì của chồng, công vợ”.
Còn rất nhiều những thắc mắc khôi hài khác nữa liên quan tới các quy định mới có hiệu lực này.
Vẫn biết những quy định phòng, chống bạo lực gia đình trong nghị định đều là công cụ pháp lý nhằm gia tăng sự tôn trọng, quyền bình đẳng, riêng tư của vợ/chồng và những thành viên trong gia đình, hướng đến mục đích cuối cùng là “giữ lửa” hạnh phúc cho các cuộc hôn nhân, nhưng rõ ràng chúng đang gây bão dư luận.
Vợ chồng xung đột, ích nước lợi nhà?
Trên mạng xã hội facebook, thành viên có nickname Kanye Mập Nhỏ đặt câu hỏi: “Vợ chồng xung đột, ích nước lợi nhà?” sau khi đọc các bài viết liên quan tới quy định mới này.
Ảnh chế hài hước của dân mạng về nghị định này |
“Vợ ơi, mắng chồng đi. Làm ơn!”
Đó là lời khẩn cầu hết sức hài hước của cư dân mạng có biệt danh Won Công tử bột. Có vẻ như quy định này khiến rất nhiều bạn trẻ thích thú bởi chẳng mấy khi được “bắt nạt” đối phương một cách hợp pháp như thế này.
Có nhiều cặp đôi trẻ còn đem luật ra làm trò đùa. Chẳng hạn Khánh Trọi nhắc khéo Xù Teddy là “mỗi lần chửi chồng là chó thì bị phạt 1 triệu đồng nha”.
Ai cũng biết nhiều khi những người thực sự yêu thương nhau thường đặt cho người mình yêu những biệt danh hết sức ngộ ngĩnh, đáng yêu, nhưng khi đặt vào những bối cảnh đặc biệt, người ngoài lại tưởng họ đang “chửi” nhau. Thế nên, như thế nào mới bị xem là chửi mắng, lăng mạ đối phương, có lẽ chỉ người trong cuộc biết rõ.
Một ảnh chế khác của cư dân mạng |
Nickname Julidengo chia sẻ: “Mình từng khuyên một cô bạn hay bị chồng bắt nạt với một câu rất gọn: Anh cứ tiếp tục đi em đang ghi âm. Tuyệt đối không đôi co lại”.
Nhiều chị em đột nhiên để ý tới các biện pháp nghiệp vụ như “ghi âm” lại cuộc đối thoại giữa hai vợ chồng, lấy những câu từ xúc phạm mà không ai muốn nghe làm bằng chứng để phạt đối phương cũng như xem đó là “bùa hộ mệnh” mỗi khi muốn kết thúc cuộc cãi vã.
Chửi “tri thức” thì phải làm sao?
Chấp nhận đóng phạt hay đứng cười? |
Tuy nhiên, nếu gặp ông chồng hay đánh đập thì còn chứng tích để kiện cáo. Nếu là ông trí thức, chuyện nói “mát mẻ”, không động tay động chân mà suốt ngày cứ chửi rủa, sỉ vả thì làm gì có chứng cứ?”.
Ai kiện?
Đó có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người trong đó có Louis Le.
Trên một diễn đàn, Louis Le chia sẻ: “Tăng thêm bạo hành gia đình. Phụ nữ Việt Nam bao giờ cũng chịu đựng vì sợ xấu mặt chồng con. Giờ thêm vụ này, sợ mất tiền lại im lặng mà chịu đựng. Hài quá!”.
Đồng quan điểm với thành viên trên, Vân Cheng viết: “Luật đánh vào kinh tế của cả gia đình thế này thì chỉ có vợ là phải nhẫn nhịn thôi. Tiền ăn chẳng có thì lấy đâu ra cái suy nghĩ đi thưa kiện để bị phạt tiền triệu? Thường thì mấy nhà mà chồng hay đánh chửi vợ, kinh tế cũng có khả giả gì mấy”.
Giúp bố kiếm tiền |
Kim Chi Nguyễn cũng cho rằng, tiền là tài sản chung của hai vợ chồng, là mồ hôi, nước mắt của cả hai và nếu bị phạt thì sẽ mất đi một khoản lớn tiền sinh hoạt phí để lo cho gia đình. Chưa kể khi cãi nhau thường thì không có lửa sẽ không có khói.
Thế nên Kim Chi Nguyễn đề xuất chỉ nên áp dụng luật này với những ông chồng, bà vợ mắng chửi người bạn đời vô cớ thôi.
Có thưởng cho người tố cáo không?
Cư dân mạng có nickname Ôi thằng Kh đặt câu hỏi hết sức nghiêm túc: “Có hoa hồng cho người tố cáo, phạt kẻ bao che không?”.
Câu hỏi này có lẽ sẽ làm đau đầu rất nhiều chuyên gia soạn thảo luật. Chưa kể trên thực tế, một số người còn có ý tưởng “đâm bị thóc, chọc bị gạo” để gia đình người khác lục đục hòng “mua vui”.
Ai phạt?
Trên nhiều diễn đàn cũng thắc mắc, với những mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình thường nhật, liệu cơ quan cấp thẩm quyền xử phạt có bắt quả tang hay chú trọng vào bằng chứng được cung cấp? Liệu lực lượng xử phạt sẽ có mặt kịp thời để ngăn cản cuộc xung đột “nảy lửa” trong nhà nhiều người?
Phụ nữ được hưởng lợi nhiều hơn?
Đáng chú ý, dù trong nghị định ghi rõ phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình, tức là vợ lăng mạ chồng, chồng chì chiết vợ đều có thể bị xử phạt.
Tuy nhiên, nhiều chị em cho rằng nghị định này phụ nữ được hưởng lợi nhiều hơn khiến các ông chồng phải lên tiếng.
Không lấy vợ, không sợ bị phạt. |
Sao cứ phải phạt tiền?
Nhiều người lại cho rằng thay vì phạt tiền nên thay bằng phạt lao động công ích sẽ phù hợp hơn.
Chị Tú Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) nêu quan điểm: “Sao không phạt lao động công ích, có ý nghĩa mà người bị phạt thấy ngượng còn biết sợ chứ phạt tiền thì cũng ảnh hưởng cả người bị hại vì của chồng, công vợ”.
Còn rất nhiều những thắc mắc khôi hài khác nữa liên quan tới các quy định mới có hiệu lực này.
Mai Lan
Bình luận