• Zalo

Phát triển thị trường KH&CN an toàn và vững mạnh

Khoa học - Công nghệThứ Tư, 23/05/2018 17:27:00 +07:00Google News

Đó là thông tin được thể hiện trong định hướng nhiệm vụ của Chương trình Phát triển Thị trường KH&CN đến 2020 do ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN cung cấp tại hội thảo “Về Hiệp định Thương mại tự do, phương thức quản trị công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ” diễn ra vào sáng 18/5 tại Hà Nội.

Theo đó, ông Đích cho rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của nước ta trong thời kỳ hội nhập đang có nhiều thuận lợi để phát triển.

Cụ thể, hiện nay nước ta đã có hành lang pháp lý cơ bản để doanh nghiệp khởi nghiệp pháp triển như Luật doanh nghiệp, Luật KH&CN, Luật chuyển giao công nghệ, Nghị định 80 về doanh nghiệp KH&CN… cùng nhiều dự án, chương trình, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp. Gần 30 cơ sở ươm tạo và tổ chức đang thức đẩy hỗ trợ phát triển năng lực cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

anh2

Quang cảnh buổi hội thảo (Ảnh: Phan Minh)

Các quỹ, cá nhân đầu tư cho khởi nghiệp bắt đầu có sự phát triển, điển hình như Quỹ đầu tư mạo hiểm, Nhà đầu tư thiên thần… Từ đó, số lượng hợp đồng đầu tư mạo hiểm cũng tăng vọt, từ 25 hợp đồng vào năm 2014 lên 67 hợp đồng chỉ sau đó một năm. Dân số trẻ, nhân lực tri thức cao, đặc biệt là nhân lực công nghệ thông tin; tỷ lệ dân số sử dụng công nghệ, internet lớn; thị trường tiêu dùng tiềm năng và có sự hội nhập mạnh mẽ.

Do đó, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thành công làm tấm gương cổ vũ tinh thần đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp đi sau.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, việc đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt còn gặp không ít khó khăn như hành lang pháp lý, chính sách đặc thù cho khởi nghiệp phù hợp chưa có; thiếu thông tin, kiến thức, kinh nghiệm về sự gắn kết giữa các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp, về khởi nghiệp, đầu tư cho khởi nghiệp.

Nhìn nhận được vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để phát huy điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu hiện có trong việc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ sẽ xây dựng cổng thông tin tập trung và trung tâm hỗ trợ thông tin để cung cấp cho các nhóm khởi nghiệp; tiến hành đào tạo, tập huấn; xây dựng khung chính sách để đơn giản hóa việc thành lập, giải thể và thiết lập chi nhánh nước ngoài cho doanh nghiệp; quan trọng hơn cả là bảo vệ, công nhận quyền sở hữu trí tuệ để mang lại sự an toàn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và định giá nó như một loại tài sản có thể dùng để thế chấp vay vốn.

anh1

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN trình bày về Chương trình Phát triển thị trường KH&CN đến 2020 (Ảnh: Phan Minh)

Thứ hai, đối với chế tài chính sách, công nhận các loại hình đầu tư mạo hiểm và đơn giản hóa thủ tục đăng ký đầu tư mạo hiểm; hỗ trợ tài chính cho các cá nhân, nhóm khởi nghiệp để thành lập doanh nghiệp; thành lập Quỹ đầu tư theo hình thức đổi ứng vốn với các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào những doanh nghiệp tiềm năng; tiếp tục thúc đẩy các chính sách thuế, hỗ trợ và ưu đãi cho doanh nghiệp khởi nghiệp và cả các nhà đầu tư.

Thứ ba, đối với các tổ chức hỗ trợ, kết nối, nâng cao năng lực cho tổ chức, cá nhân hỗ trợ khởi nghiệp; hỗ trợ kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước và của tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; kết nối mạng lưới các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong nước; kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực và quốc tế đồng thời kiến nghị thiết lập loại visa riêng cho các nhà đầu tư mạo hiểm nước ngoài vào Việt Nam.

Video: Tọa đàm kết nối chuyển giao công nghệ

Cuối cùng, đối với văn hóa khởi nghiệp, đưa chương trình đào tạo về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vào các trường THPT, đại học; truyền thông về khởi nghiệp rộng rãi; tổ chức các sự kiện khởi nghiệp trên nhiều quy mô, cấp độ; đào tạo khởi nghiệp, nhà đầu tư cho khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; khuyến khích các tập đoàn đổi mới sáng tạo và thực hiện hỗ trợ, đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Phan Minh
Bình luận
vtcnews.vn