Mục tiêu của đề án là phát triển hạ tầng lưới điện thông minh, hiện đại, đáp ứng quá trình chuyển dịch năng lượng, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
Đến năm 2030, phấn đấu giảm tổn thất điện năng toàn hệ thống điện về mức dưới 6%, điều khiển từ xa, không người trực vận hành đối với 100% các trạm biến áp 110 kV, 220 kV.
10% đơn vị quản lý lưới điện (đơn vị truyền tải điện và đơn vị phân phối điện) phát triển hệ thống thông tin địa lý (GIS) để thực hiện quản lý lưới điện trên nền tảng bản đồ địa lý.
Xây dựng hoàn thiện hệ thống SCADAEMS giai đoạn 4 của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, đáp ứng việc điều độ, vận hành hệ thống điện và thị trường điện, có khả năng tích hợp lượng lớn nguồn năng lượng tái tạo.
Hoàn thiện các hệ thống trung tâm điều khiển, trung tâm vận hành, giám sát lưới điện truyền tải và phân phối; Triển khai đánh giá bộ chỉ số lưới điện thông minh theo chuẩn quốc tế.
Từng bước ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật (loT) trong giám sát, dự báo năng lượng tiêu thụ, dự báo phụ tải, dự báo sự cố của thiết bị và hệ thống, đánh giá tình trạng thiết bị và vận hành hệ thống điện; quản lý tài sản, chăm sóc khách hàng và an ninh bảo mật.
Đến năm 2045, duy trì giảm tổn thất điện năng toàn hệ thống diện về mức dưới 6% và tiếp tục phấn đấu mức ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN.
50% các trạm biến áp trung áp được giám sát vận hành từ xa; 50% đơn vị quản lý lưới điện phát triển hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Hoàn thiện mô hình điều độ hệ thống diện Việt Nam đồng bộ với đầu tư nâng cấp hệ thống SCADA/DMS/EMS đảm bảo khả năng điều độ, vận hành an toàn hệ thống diện trong quá trình chuyển dịch năng lượng.
Hỗ trợ khách hàng trên các nền tảng số, phấn đấu 98% các yêu cầu dịch vụ điện được thực hiện thông qua các nền tảng sô.
Tiếp tục tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng phân tán; Nghiên cứu triển khai các mô hình nhà máy điện ảo, các mô hình quản lý, vận hành mới đáp ứng quá trình chuyển dịch năng lượng, tiếp tục triển khai quản lý nhu cầu phụ tải và điều chỉnh phụ tải.
Phát triển mạnh các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT trong giám sát, dự báo năng lượng tiêu thụ, dự báo phụ tải, dự báo sự cố của thiết bị và hệ thống, đánh giá tình trạng thiết bị và vận hành hệ thống điện; quản lý tài sản.
Trước đó, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án phát triển lưới điện thông minh tại với 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2012 - 2016): Triển khai các chương trình lưới điện thông minh nhằm tăng cường hiệu quả vận hành hệ thống diện, trong đó tập trung vào lưới diện truyền tải.
Giai đoạn 2 (2017-2022): Triển khai các chương trình lưới điện thông minh, phát triển mở rộng ứng dụng tập trung vào lưới điện phân phối.
Giai đoạn 3 (từ sau 2022): Định hướng một số chương trình lưới điện thông minh tiên tiến, trong đó mở rộng tới việc triển khai các ứng dụng ở cấp độ người dùng và các nền tảng tạo điều kiện cho khách hàng tham gia thị trường bán lẻ diện cạnh tranh, quản lý nguồn diện năng lượng tái tạo và nguồn điện phân tán với số lượng lớn, tích hợp các xu hướng mới của công nghệ như quản lý các hệ thống trạm sạc xe điện, lưu trữ năng lượng, lưới điện siêu nhỏ.
Bình luận