(VTC News) – Với tốc độ tăng trưởng phi mã của tài sản, đại gia ô tô đã vượt mặt dàn tỷ phú giàu nhất Việt Nam.
Vượt mặt dàn tỷ phú giàu nhất Việt Nam
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản luôn nhận được sự quan tâm lớn từ giới đầu tư. Trong suốt “lịch sử” chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu ô tô chưa bao giờ trở thành tâm điểm.
Nhưng 2015 thì khác, cổ phiếu ô tô vượt mặt dàn tỷ phú giàu nhất Việt Nam khi có tốc độ tăng trưởng phi mã. Thậm chí, có mã còn vươn lên trở thành cổ phiếu có thị giá lớn nhất trên cả 2 sàn giao dịch Tp.HCM và Hà Nội. Đó là HTL của Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long. Trước đó, VCF của Công ty Cổ phần VinaCafé Biên Hòa nắm giữ ngôi vị này trong suốt thời gian dài.
Những ngày gần đây, HTL gây sốc khi suýt có chuỗi 6 phiên tăng trần liên tiếp trong bối cảnh VN-Index giằng co mạnh quanh ngưỡng quan trọng 600 điếm.
Tính từ đầu năm tới phiên 28/10, HTL đã tăng 160.600 đồng/CP, tương ứng 686% lên 184.000 đồng/CP. Đà tăng phi mã của HTL đã giúp vốn hóa thị trường Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long tăng 1.284,8 tỷ đồng lên 1.472 tỷ đồng.
Nhờ HTL, đại gia ô tô - bà Nguyễn Thị Kiều Diễm, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long, cổ đông lớn nhất tại công ty đã có bước tiến dài trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Trong năm nay, vị trí của bà được cải thiện mạnh, từ 160 lên 52 với tổng tài sản lên tới gần 350 tỷ đồng. Từ đầu năm tới nay, tài sản của bà Diễm tăng tới 325,3 tỷ đồng. Bà Diễm là đại gia có tài sản tăng đột phá nhất trong năm nay.
Ông Lã Văn Trường Sơn, chồng bà Diễm – người đang nắm giữ chức vụ Giám đốc điều hành kiêm thành viên Hội đồng quản trị HTL cũng thắng lớn về tài chính. Giá trị cổ phiếu HTL do ông Sơn nắm giữ tăng 216,6 tỷ đồng lên 241,3 tỷ đồng. Vị đại gia ô tô này là người giàu thứ 81 trên thị trường chứng khoán.
Hiện tại, chỉ một vài mã có thị giá trên 100.000 đồng/CP như VCF (169.000 đồng/CP), WCS (145.000 đồng/CP), NCT (134.000 đồng/CP), CTD (130.000 đồng/CP), BMP (123.000 đồng/CP), VNM (114.000 đồng/CP).
So với cổ phiếu của dàn tỷ phú giàu nhất Việt Nam như VIC (44.400 đồng/CP, HPG (31.700 đồng/CP, HAG (14.300 đồng/CP), MSN (74.000 đồng/CP), VHC (36.000 đồng/CP), HVG (16.000 đồng/CP), HTL còn cao hơn rất nhiều.
Dàn đại gia ô tô thắng lớn
Có thể thấy 2015 là năm của cổ phiếu ô tô. Bên cạnh “anh cả” HTL, nhiều mã khác cũng tăng rất mạnh. TMT là mã không thể không nhắc tới khi có đà tăng rất mạnh. Từ đầu năm tới nay, TMT tăng 46.400 đồng/CP, tương ứng 297,4% lên 62.000 đồng/CP.
TMT tăng mạnh giúp vốn hóa thị trường của TMT có thêm 1.430,9 tỷ đồng lên 1.764,9 tỷ đồng. Là cổ đông lớn nhất của TMT, ông Bùi Văn Hữu, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc TMT được hưởng lợi nhiều nhất khi TMT tăng phi mã.
Sau gần 10 tháng đầu năm, tài sản của ông Hữu tăng 457,5 tỷ đồng lên 572 tỷ đồng. Ông Hữu đang đứng ở vị trí 30 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam dù cuối năm ngoái, ông khiêm tốn ở vị trí 236.
Nhờ TMT, ông Bùi Quốc Công, Phó Tổng giám đốc TMT, từ một người vô danh đã vươn lên mạnh mẽ và lọt vào Top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán với tổng tài sản lên tới 203 tỷ đồng sau khi tăng 152 tỷ đồng.
Giá trị tài sản tăng không phải là lợi ích duy nhất mà dàn sếp TMT được hưởng. Cách đây hơn 2 năm rưỡi, đại hội cổ đông thường niên 2013 của TMT đã thông qua nghị quyết tương đối “kỳ quặc”: Trích thưởng Ban điều hành 1,5 triệu cổ phiếu TMT nếu sau 3 năm (tính đến 8/4/2016) đưa được công ty phát triển tốc độ cao, đưa thị giá cổ phiếu lên mức 50.000 đồng/CP.
Lúc ra nghị quyết, cổ phiếu TMT chỉ dao động quanh mức 6.000 đồng. Vì thế, ít người dám tin vào khả năng này. Nhưng hiện tại, khi thời gian vẫn còn hiệu lực, TMT đã đạt 62.000 đồng/CP. Vì vậy, rất nhiều khả năng, dàn lãnh đạo TMT sẽ nhận được 1,5 triệu cổ phiếu TMT (tương ứng 93 tỷ đồng).
Tăng chậm hơn TMT một chút nhưng HAX của Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh vẫn nằm trong Top những cổ phiếu bứt phá mạnh nhất khi tăng 12.400 đồng/CP, tương ứng 142,5% lên 22.100 đồng/CP.
HAX giúp tài sản của ông Đỗ Tiến Dũng, Tổng giám đốc kiêm thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh có thêm 24,5 tỷ đồng lên 43,7 tỷ đồng. Ông Dũng là cổ đông cá nhân lớn nhất tại HAX.
Trong ngành ô tô, Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy gặp nhiều khó khăn nhất khi có nhiều tin đồn không hay. Dù vậy, cổ phiếu HHS vẫn duy trì được tốc độ tăng đáng mơ ước. Tính từ đầu năm tới nay, HHS tăng 7.300 đồng/CP, tương ứng 63,5% lên 18.800 đồng/Cp.
Ông Đỗ Hữu Hạ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy được chứng kiến khối tài sản lớn của mình sinh sôi nảy nở. Lượng cổ phiếu mà ông Hạ nắm giữ đã tăng 381,2 tỷ đồng lên 981,7 tỷ đồng. Ông Hạ đang đứng ở vị trí 15 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Có thể thấy, các đại gia ô tô dễ dàng vượt mặt dàn tỷ phú giàu nhất Việt Nam về tốc độ tăng trưởng tài sản. Đại gia ô tô thực hiện được điều kỳ diệu như vậy khi công ty do họ điều hành đạt được lợi nhuận vô cùng khả quan và họ sẵn sàng chi trả cổ tức khủng cho cổ đông.
Bảo Linh
Vượt mặt dàn tỷ phú giàu nhất Việt Nam
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản luôn nhận được sự quan tâm lớn từ giới đầu tư. Trong suốt “lịch sử” chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu ô tô chưa bao giờ trở thành tâm điểm.
Nhưng 2015 thì khác, cổ phiếu ô tô vượt mặt dàn tỷ phú giàu nhất Việt Nam khi có tốc độ tăng trưởng phi mã. Thậm chí, có mã còn vươn lên trở thành cổ phiếu có thị giá lớn nhất trên cả 2 sàn giao dịch Tp.HCM và Hà Nội. Đó là HTL của Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long. Trước đó, VCF của Công ty Cổ phần VinaCafé Biên Hòa nắm giữ ngôi vị này trong suốt thời gian dài.
Những ngày gần đây, HTL gây sốc khi suýt có chuỗi 6 phiên tăng trần liên tiếp trong bối cảnh VN-Index giằng co mạnh quanh ngưỡng quan trọng 600 điếm.
Tính từ đầu năm tới phiên 28/10, HTL đã tăng 160.600 đồng/CP, tương ứng 686% lên 184.000 đồng/CP. Đà tăng phi mã của HTL đã giúp vốn hóa thị trường Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long tăng 1.284,8 tỷ đồng lên 1.472 tỷ đồng.
Ông Đỗ Hữu Hạ - Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Hoàng Huy |
Trong năm nay, vị trí của bà được cải thiện mạnh, từ 160 lên 52 với tổng tài sản lên tới gần 350 tỷ đồng. Từ đầu năm tới nay, tài sản của bà Diễm tăng tới 325,3 tỷ đồng. Bà Diễm là đại gia có tài sản tăng đột phá nhất trong năm nay.
Ông Lã Văn Trường Sơn, chồng bà Diễm – người đang nắm giữ chức vụ Giám đốc điều hành kiêm thành viên Hội đồng quản trị HTL cũng thắng lớn về tài chính. Giá trị cổ phiếu HTL do ông Sơn nắm giữ tăng 216,6 tỷ đồng lên 241,3 tỷ đồng. Vị đại gia ô tô này là người giàu thứ 81 trên thị trường chứng khoán.
Hiện tại, chỉ một vài mã có thị giá trên 100.000 đồng/CP như VCF (169.000 đồng/CP), WCS (145.000 đồng/CP), NCT (134.000 đồng/CP), CTD (130.000 đồng/CP), BMP (123.000 đồng/CP), VNM (114.000 đồng/CP).
So với cổ phiếu của dàn tỷ phú giàu nhất Việt Nam như VIC (44.400 đồng/CP, HPG (31.700 đồng/CP, HAG (14.300 đồng/CP), MSN (74.000 đồng/CP), VHC (36.000 đồng/CP), HVG (16.000 đồng/CP), HTL còn cao hơn rất nhiều.
Dàn đại gia ô tô thắng lớn
Có thể thấy 2015 là năm của cổ phiếu ô tô. Bên cạnh “anh cả” HTL, nhiều mã khác cũng tăng rất mạnh. TMT là mã không thể không nhắc tới khi có đà tăng rất mạnh. Từ đầu năm tới nay, TMT tăng 46.400 đồng/CP, tương ứng 297,4% lên 62.000 đồng/CP.
TMT tăng mạnh giúp vốn hóa thị trường của TMT có thêm 1.430,9 tỷ đồng lên 1.764,9 tỷ đồng. Là cổ đông lớn nhất của TMT, ông Bùi Văn Hữu, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc TMT được hưởng lợi nhiều nhất khi TMT tăng phi mã.
Sau gần 10 tháng đầu năm, tài sản của ông Hữu tăng 457,5 tỷ đồng lên 572 tỷ đồng. Ông Hữu đang đứng ở vị trí 30 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam dù cuối năm ngoái, ông khiêm tốn ở vị trí 236.
Nhờ TMT, ông Bùi Quốc Công, Phó Tổng giám đốc TMT, từ một người vô danh đã vươn lên mạnh mẽ và lọt vào Top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán với tổng tài sản lên tới 203 tỷ đồng sau khi tăng 152 tỷ đồng.
Giá trị tài sản tăng không phải là lợi ích duy nhất mà dàn sếp TMT được hưởng. Cách đây hơn 2 năm rưỡi, đại hội cổ đông thường niên 2013 của TMT đã thông qua nghị quyết tương đối “kỳ quặc”: Trích thưởng Ban điều hành 1,5 triệu cổ phiếu TMT nếu sau 3 năm (tính đến 8/4/2016) đưa được công ty phát triển tốc độ cao, đưa thị giá cổ phiếu lên mức 50.000 đồng/CP.
Lúc ra nghị quyết, cổ phiếu TMT chỉ dao động quanh mức 6.000 đồng. Vì thế, ít người dám tin vào khả năng này. Nhưng hiện tại, khi thời gian vẫn còn hiệu lực, TMT đã đạt 62.000 đồng/CP. Vì vậy, rất nhiều khả năng, dàn lãnh đạo TMT sẽ nhận được 1,5 triệu cổ phiếu TMT (tương ứng 93 tỷ đồng).
Tăng chậm hơn TMT một chút nhưng HAX của Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh vẫn nằm trong Top những cổ phiếu bứt phá mạnh nhất khi tăng 12.400 đồng/CP, tương ứng 142,5% lên 22.100 đồng/CP.
HAX giúp tài sản của ông Đỗ Tiến Dũng, Tổng giám đốc kiêm thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh có thêm 24,5 tỷ đồng lên 43,7 tỷ đồng. Ông Dũng là cổ đông cá nhân lớn nhất tại HAX.
Trong ngành ô tô, Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy gặp nhiều khó khăn nhất khi có nhiều tin đồn không hay. Dù vậy, cổ phiếu HHS vẫn duy trì được tốc độ tăng đáng mơ ước. Tính từ đầu năm tới nay, HHS tăng 7.300 đồng/CP, tương ứng 63,5% lên 18.800 đồng/Cp.
Ông Đỗ Hữu Hạ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy được chứng kiến khối tài sản lớn của mình sinh sôi nảy nở. Lượng cổ phiếu mà ông Hạ nắm giữ đã tăng 381,2 tỷ đồng lên 981,7 tỷ đồng. Ông Hạ đang đứng ở vị trí 15 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Có thể thấy, các đại gia ô tô dễ dàng vượt mặt dàn tỷ phú giàu nhất Việt Nam về tốc độ tăng trưởng tài sản. Đại gia ô tô thực hiện được điều kỳ diệu như vậy khi công ty do họ điều hành đạt được lợi nhuận vô cùng khả quan và họ sẵn sàng chi trả cổ tức khủng cho cổ đông.
Bảo Linh
Bình luận