Nhà khoa học Aleksandr Popov, thành viên của Viện Hàn lâm khoa học quốc tế, người đã có 8 bằng sáng chế liên quan tới thám hiểm sao Hỏa mới đây nhận bằng sáng chế mới nhất cho phương pháp tạo ra bầu khí quyển mới trên Hành tinh Đỏ.
Ý tưởng mang tên "Phương pháp sưởi ấm bầu khí quyển sao Hỏa" này theo Popov, sẽ giúp hỗ trợ sự sống cho con người trên hành tinh này trong 20-30 năm tới.
Theo phương pháp mới này, nhà khoa học Nga đề xuất áp dụng ở các vùng cực của sao Hỏa, nơi có carbon dioxide (CO2) và băng đá. Khoảng 2 năm một lần, phần CO2 sẽ bị bắt đầu tan chảy và chuyển thành trạng thái khí trong khi lớp băng vẫn tồn tại trên bề mặt.
"Một hệ thống điện năng lượng mặt trời tập trung có thể sẽ giúp làm tan chảy phần băng tích tụ, biến chúng thành sương mù hoặc mây", nhà khoa học Nga cho hay.
Bên cạnh phương pháp này, ông Popov cũng đưa ra ý tưởng về việc tạo ra lá chắn ozone cho bầu khí quyển trên sao Hỏa. Theo đó, thay vì ý định tạo ra bầu khí quyển giống Trái đất, nhà khoa học Nga đưa ra giải pháp đơn giản hơn là lấp đầy nó bằng CO2 sau đó làm tăng nhiệt độ và tạo ra một môi trường thuận lợi hơn.
Video: Giày của "người ngoài hành tinh" xuất hiện trên sao Hỏa
Để làm được điều này, Popov gợi ý sử dụng một cáp sắt phóng axit nitric. Khi xảy ra bão bụi, các hạt bụi sẽ nạp điện vào sợi cáp. Sự phóng điện được tạo ra trong khí quyển sẽ làm phân hủy carbon dioxide (CO2) thành carbon monoxide và oxy, dẫn tới việc tạo ra một tầng ozone.
Giới nghiên cứu cho rằng với những phát kiến mới này, cơ hội để con người có thể tìm kiếm cuộc sống mới trên sao Hỏa có thể tới trong 20-30 năm nữa.
Bình luận