Ngày 12/5, Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên thiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cho hay xác của một cá thể tê giác Java đã được phát hiện tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (Lâm Đồng).
Theo WWF Việt Nam, tê giác Java là loài động vật có vú lớn, quý hiếm nhất trên thế giới. Hiện nay, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được số lượng cá thể tê giác Java sống sót tại Việt Nam.
Xác của tê giác Java trên được người dân phát hiện vào ngày 29/4. Ngay sau đó, một đội tuần tra rừng đã được phái đến hiện trường. Tại đây, lực lượng kiểm lâm thu đuợc gần như toàn bộ bộ xương của cá thể tê giác, nặng 52,5 kg.
Tuy không phát hiện dấu vết bẫy hoặc hiện tượng giẫy chết do bị săn bắn, nhưng tại vị trí đầu mõm trên của cá thể Tê giác có vết dao và không còn nguyên vẹn. Do đó, các chuyên gia cho rằng, có nhiều khả năng cá thể tê giác này bị giết bởi những kẻ săn trộm để lấy sừng.
Hiện, Vườn Quốc gia Cát Tiên đang phối hợp với các ngành pháp luật của tỉnh Lâm Đồng để điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết của cá thể tê giác và truy tìm chiếc sừng đã mất.
Tại Việt Nam, hành vi buôn bán và sử dụng bất kỳ một bộ phận nào của động vật quý hiếm như tê giác Java là bất hợp pháp và có thể bị kết án tù, phạt tiền.
Theo Vietnam+
Tê giác Java. (Nguồn: Internet) |
Theo WWF Việt Nam, tê giác Java là loài động vật có vú lớn, quý hiếm nhất trên thế giới. Hiện nay, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được số lượng cá thể tê giác Java sống sót tại Việt Nam.
Xác của tê giác Java trên được người dân phát hiện vào ngày 29/4. Ngay sau đó, một đội tuần tra rừng đã được phái đến hiện trường. Tại đây, lực lượng kiểm lâm thu đuợc gần như toàn bộ bộ xương của cá thể tê giác, nặng 52,5 kg.
Tuy không phát hiện dấu vết bẫy hoặc hiện tượng giẫy chết do bị săn bắn, nhưng tại vị trí đầu mõm trên của cá thể Tê giác có vết dao và không còn nguyên vẹn. Do đó, các chuyên gia cho rằng, có nhiều khả năng cá thể tê giác này bị giết bởi những kẻ săn trộm để lấy sừng.
Hiện, Vườn Quốc gia Cát Tiên đang phối hợp với các ngành pháp luật của tỉnh Lâm Đồng để điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết của cá thể tê giác và truy tìm chiếc sừng đã mất.
Tại Việt Nam, hành vi buôn bán và sử dụng bất kỳ một bộ phận nào của động vật quý hiếm như tê giác Java là bất hợp pháp và có thể bị kết án tù, phạt tiền.
Theo Vietnam+
Bình luận