• Zalo

Phát hiện 'thủy quái' dài 3 mét

Kinh tế Thứ Bảy, 18/04/2015 07:04:00 +07:00Google News

Các nhà khoa học bối rối sau khi phát hiện một con cá đai, một loài cá hiếm gặp sống sâu dưới đáy biển, trôi dạt vào một vùng ngập mặn ở New Zealand.

Các nhà khoa học bối rối sau khi phát hiện một con cá đai, một loài cá hiếm gặp sống sâu dưới đáy biển, trôi dạt vào một vùng ngập mặn ở New Zealand.

Con vật giống như một con rắn, nó được phát hiện bởi một người dân địa phương tại cổng vào của cảng Otago, thuộc Dunedin hôm thứ Năm (16/4).

Sinh vật lạ này đã được gửi đến bảo tàng Otago để kiểm tra. Nó có đặc điểm là bơi thẳng đứng và tự cắn đứt đuôi mình.

Giám đốc sở quản lí dịch vụ bảo tồn, David Agnew cho biết anh chưa bao giờ thấy bất kì thứ gì như thế, anh nói với tờ Daily Mail của Úc.

cá biển
cá biển
cá biển
"Tôi đang trong khu vực gần đó thì một người dân địa phương gọi tôi nói ông ấy phát hiện một con cá với hình thù quái lạ trong lúc ông ấy đang đi. Nó chẳng giống thứ gì mà tôi từng gặp trước đó cả".

"Nó có lẽ đã bị cuốn vào bờ và hình như nó còn rất tươi. Nó là một sinh vật với hình hài lạ, không có vảy, da trơn. Nếu bạn chạm tay vào thân nó, cái lớp trắng trắng giống bạc sẽ bám vào tay bạn".

Agnew đã chụp vài bức ảnh về con cá và gửi chúng đến Đại học Otago.

"Sau đó họ hồi đáp lại cho tôi, họ nói đó là một con cá đai, loài cá mà tôi chưa từng nghe đến. Nó thật sự hiếm khi thấy loài cá này ở New Zealand".

Loài cá này có thể dài đến 11m. Đồng thời chúng tự ăn phần đuôi của mình. Các nhà khoa học không thể giải thích tại sao loài cá này lại ăn đuôi của mình, một số thì lại cho rằng đó là một hình thức bảo vệ.

Viện bảo tàng Otago lấy mẫu vật là các mô và cơ quan của con cá lạ này nhằm tìm ra nguyên nhân tại sao nó lại trôi vào bờ. "Loài cá đai thường được tìm thấy ở độ sâu hàng trăm mét. Có thể con cá đai này đã bị cuốn đến đây bởi một dòng nước rất mạnh", Agnew nói.

Nguồn: Phapluattp
Bình luận
vtcnews.vn