Phát hiện trên sẽ được công bố trong số báo ra tháng 4 của tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
Được phát hiện vào năm 2016, DGSAT I rất giống với một thiên hà điển hình về mặt kích thước. Nhưng lượng ánh sáng tỏa ra ít đến nghèo nàn khiến DGSAT I khác biệt với các thiên hà thông thường khác. Nó cũng xua tan những giả định cố hữu về các thiên hà siêu khuếch tán (UDG) lần đầu được phát hiện vào năm 2015.
"Từng có một bức tranh về nguồn gốc của các thiên hà, từ hình xoắn ốc cho đến hình elip và khổng lồ cho đến đến lùn. Tuy nhiên, những khám phá gần đây về UDG đặt ra những câu hỏi mới về mức độ hoàn chỉnh của bức tranh này", ông Martín-Navarro, một thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
DGSAT 1 lại là một phiên bản hiếm của UDG. Nó quá mờ nhạt so với các thiên hà khác và gần như không hề thay đổi kể từ khi được cấu thành. Hay như các nhà khoa học so sánh, nó là hóa thạch sống còn tồn tại cho tới ngày nay.
Vì là "hàng hiếm", DGSAT 1 được kỳ vọng sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về vũ trụ thuở sơ khai so với các thiên hà khác.
Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định có rất ít các hoạt động xoay quanh DGSAT 1 có thể làm ảnh hưởng tới thành phần và sự phát triển của nó.
Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ đẩy mạnh nghiên cứu các thiên hà tương tự như DGSAT I để có được thêm những cái nhìn mới mẻ hơn về vũ trụ khi nó mới hình thành.
Bình luận