(VTC News) - Gaddafi có thể sẽ được liệt vào sử sách, đứng trong hàng ngũ những nhà lãnh đạo "tham lam và lập dị" nhất thế giới nếu khối tài sản riêng, bí mật của ông kếch sù như ước tính hiện tại.
Sau khi Gaddafi chết, Chính phủ lâm thời Libya bắt đầu thống kê chi tiết tổng tài sản riêng, bí mật của nhà lãnh đạo bị lật đổ này. Ngày 21/10, tờ Los Angeles Times (Mỹ) đưa tin, một số quan chức cấp cao thuộc chính phủ lâm thời ở Libya ước tính, tổng giá trị của khối tài sản đó lên đến trên 200 tỷ USD. Con số này cao gấp đôi so với ước tính trước đây của chính phủ các nước phương Tây.
Theo báo cáo, nếu khối tài sản riêng kếch sù này có thật, Gaddafi có thể sẽ được liệt vào sử sách, đứng trong hàng ngũ những nhà lãnh đạo "tham lam và lập dị" nhất thế giới như cựu Tổng thống Conggo Mobutu Sese Seko.
Ngày 21/10, một nhân viên Libya phụ trách nghiên cứu, ghi chép tài sản của Gaddafi cho biết, tổng tiền mặt, dự trữ vàng và tiền đầu tư bí mật của nhà lãnh đạo quá cố này nếu được công bố có thể sẽ khiến nhiều người "phát hoảng" bởi “không ai có thể tưởng tượng được nó lớn như thế nào”.
Báo cáo cho biết, thoạt nhìn thì số vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ của Gaddafi có thể xem là "món hời bất ngờ" của chính phủ lâm thời Libya, nhưng thật không dễ dàng để có được chúng bởi việc Liên Hợp Quốc đóng băng tài sản của Libya khiến NTC phải đối mặt với nhiều trở ngại pháp lí. Không chỉ thế, luật pháp Libya cũng có quy định tài sản thu giữ được chỉ có thể do người sở hữu hợp pháp giải tỏa.
Theo báo cáo, ngày 21/10, lãnh đạo Mỹ và Châu Âu cho biết họ sẽ nhanh chóng trao lại số tiền bị đóng băng của Libya cho chính phủ lâm thời. Tuy nhiên, đến nay Liên Hợp Quốc chỉ cho phép giải tỏa 1,5 tỷ USD tài sản bị đóng băng tại Mỹ. Trên thực tế, Chính quyền Obama mới chỉ trao trả cho họ khoảng 700 triệu USD.
Ngoài ra, một số quốc gia ở Châu Phi từng ủng hộ Gaddafi cũng không đồng ý cho giải tỏa hoàn toàn tài sản bị đóng băng của Libya. Họ lo ngại rằng việc giải tỏa đó sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của họ bởi một số hóa đơn và tiền lương cho công nhân e rằng sẽ bốc hơi nếu điều đó xảy ra.
Libya sẽ có Quốc hội Dân chủ trong 8 tháng tới
Hôm nay (22/10), khi tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới được tổ chức tại một khách sạn ở Biển Chết (Jordan), Chủ tịch Ủy ban Điều hành của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) Mahmud Jibril đã tuyên bố, Libya sẽ tổ chức bầu cử nội trong 8 tháng tới để xây dựng Quốc hội dân chủ Libya.
Quốc hội này có hai nhiệm vụ: thứ nhất, xây dựng dự thảo Hiến pháp mới và thực hiện dân chủ; thứ hai, xây dựng chính phủ chuyển tiếp, trực tiếp tổ chức bầu cử Tổng thống lần thứ nhất. Ông Jibril đồng thời cho biết, hiện nay nhiệm vụ hàng đầu của Libya là quét sạch trang thiết bị vũ khí còn lưu lại trong dân chúng đồng thời khôi phục ổn định và trật tự quốc gia.
Ở một diễn biến khác, Tổng thư kí NATO Anders Fogh Rasmussen vừa tuyên bố, NATO sẽ cùng với Liên Hợp Quốc và NTC tổ chức một cuộc thương lượng kín.
Sáng Nguyễn
Sau khi Gaddafi chết, Chính phủ lâm thời Libya bắt đầu thống kê chi tiết tổng tài sản riêng, bí mật của nhà lãnh đạo bị lật đổ này. Ngày 21/10, tờ Los Angeles Times (Mỹ) đưa tin, một số quan chức cấp cao thuộc chính phủ lâm thời ở Libya ước tính, tổng giá trị của khối tài sản đó lên đến trên 200 tỷ USD. Con số này cao gấp đôi so với ước tính trước đây của chính phủ các nước phương Tây.
Theo báo cáo, nếu khối tài sản riêng kếch sù này có thật, Gaddafi có thể sẽ được liệt vào sử sách, đứng trong hàng ngũ những nhà lãnh đạo "tham lam và lập dị" nhất thế giới như cựu Tổng thống Conggo Mobutu Sese Seko.
Gaddafi - lãnh đạo tham lam nhất và lập dị nhất thế giới |
Ngày 21/10, một nhân viên Libya phụ trách nghiên cứu, ghi chép tài sản của Gaddafi cho biết, tổng tiền mặt, dự trữ vàng và tiền đầu tư bí mật của nhà lãnh đạo quá cố này nếu được công bố có thể sẽ khiến nhiều người "phát hoảng" bởi “không ai có thể tưởng tượng được nó lớn như thế nào”.
Báo cáo cho biết, thoạt nhìn thì số vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ của Gaddafi có thể xem là "món hời bất ngờ" của chính phủ lâm thời Libya, nhưng thật không dễ dàng để có được chúng bởi việc Liên Hợp Quốc đóng băng tài sản của Libya khiến NTC phải đối mặt với nhiều trở ngại pháp lí. Không chỉ thế, luật pháp Libya cũng có quy định tài sản thu giữ được chỉ có thể do người sở hữu hợp pháp giải tỏa.
Theo báo cáo, ngày 21/10, lãnh đạo Mỹ và Châu Âu cho biết họ sẽ nhanh chóng trao lại số tiền bị đóng băng của Libya cho chính phủ lâm thời. Tuy nhiên, đến nay Liên Hợp Quốc chỉ cho phép giải tỏa 1,5 tỷ USD tài sản bị đóng băng tại Mỹ. Trên thực tế, Chính quyền Obama mới chỉ trao trả cho họ khoảng 700 triệu USD.
Ngoài ra, một số quốc gia ở Châu Phi từng ủng hộ Gaddafi cũng không đồng ý cho giải tỏa hoàn toàn tài sản bị đóng băng của Libya. Họ lo ngại rằng việc giải tỏa đó sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của họ bởi một số hóa đơn và tiền lương cho công nhân e rằng sẽ bốc hơi nếu điều đó xảy ra.
Libya sẽ có Quốc hội Dân chủ trong 8 tháng tới
Hôm nay (22/10), khi tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới được tổ chức tại một khách sạn ở Biển Chết (Jordan), Chủ tịch Ủy ban Điều hành của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) Mahmud Jibril đã tuyên bố, Libya sẽ tổ chức bầu cử nội trong 8 tháng tới để xây dựng Quốc hội dân chủ Libya.
Quốc hội này có hai nhiệm vụ: thứ nhất, xây dựng dự thảo Hiến pháp mới và thực hiện dân chủ; thứ hai, xây dựng chính phủ chuyển tiếp, trực tiếp tổ chức bầu cử Tổng thống lần thứ nhất. Ông Jibril đồng thời cho biết, hiện nay nhiệm vụ hàng đầu của Libya là quét sạch trang thiết bị vũ khí còn lưu lại trong dân chúng đồng thời khôi phục ổn định và trật tự quốc gia.
Ở một diễn biến khác, Tổng thư kí NATO Anders Fogh Rasmussen vừa tuyên bố, NATO sẽ cùng với Liên Hợp Quốc và NTC tổ chức một cuộc thương lượng kín.
Sáng Nguyễn
Bình luận