Ngôi sao có trọng lượng "khủng" này là J0740+6620, cách Trái Đất khoảng 4.600 năm ánh sáng, được các nhà khoa học Đại học West Virginia phát hiện sau khi quan sát bằng kính Green Bank ở bang Virginia, Mỹ.
Mặc dù nặng gấp 2,17 lần Mặt Trời và 700.000 lần Trái Đất, J0740+6620 có đường kính khá khiếm tốn, chỉ hơn 24 km. Số vật chất cô đặc bên trong là lý do khiến nó gần đạt tới giới hạn về độ đặc và khối lượng để một vật thể có thể đạt được trước khi biến thành hố đen.
Một sao neutron thông thường chỉ có khối lượng gấp khoảng 1,35-2,1 lần khối lượng Mặt Trời. Nếu vượt quá, nó đang tới ngưỡng hình thành hố đen vũ trụ.
Các nhà khoa học cho biết họ hết sức bất ngờ khi phát hiện ra "siêu sao" này bởi mục tiêu ban đầu của họ là tìm kiếm sóng hấp dẫn.
Sao neutron được hình thành từ những gì còn lại của vụ nổ siêu lân tinh. J0740+6620 được xác định là một sao xung, quay liên tục và sóng radio từ 2 cực. Sao xung đóng vai trò như đồng hồ nguyên tử của vũ trụ vì bước sóng mà nó tạo ra mang tính chu kỳ. Do đó các nhà nghiên thiên văn học thường dựa vào nó để nghiên cứu vũ trụ và thời gian.
Bình luận