"Họ phải cô lập pin và tiếp tục di chuyển con tàu tới Mar del Plata bằng một loại pin khác", ông Balbi nói trong cuộc họp báo hôm 27/11.
Trước đó, giới chức Argentina xác nhận phát hiện một tiếng âm thanh bất thường, đơn lẻ, ngắn, dữ dội, phi hạt nhân và giống như một vụ nổ ở khu vực gần nơi tàu ARA San Juan phát ra tín hiệu cuối cùng chỉ vài giờ sau đó.
Hải quân nước này nghi ngờ tiếng nổ này có thể phát ra từ con tàu và đặt nghi vấn về vụ nổ đã xảy ra trước khi con tàu mất tích.
"Vì không có ngư lôi trên tàu, nên nếu xảy ra một vụ nổ, nguyên nhân có thể do nồng độ hydro trên tàu quá cao. Nhưng nếu là nguyên nhân này, chúng tôi chưa thể giải thích lý giải vì sao hydro lại tăng mạnh như vậy", ông Balbi.
Người phát ngôn hải quân Argentina cũng tiết lộ thêm không lâu trước khi con tàu mất tích, một thủy thủ đoàn báo cáo về việc nước tràn vào bên trong khoang tàu dẫn tới một sự cố điện với hệ thống pin trên tàu. Tuy nhiên vấn đề này được xử lý nhanh chóng.
Lần cuối cùng San Juan liên lạc với đất liền khi đang hoạt động ở vùng vịnh St. George, tỉnh Chubut rạng sáng 15/11, cách bờ 432 km. Vào thời điểm mất tích, nó đang trên hành trình di chuyển từ căn cứ Ushuaia đến cảng Mar del Plata.
Tung tích của con tàu cũng như số phận 44 thủy thủ đoàn cho tới nay vẫn là một ẩn số, nhưng giới chức Argentina cho rằng không loại trừ khả năng các thành viên thủy thủ đoàn trên con tàu ARA San Juan vẫn còn sống dù họ phải vật lộn sinh tồn trong điều kiện cùng cực.
Bình luận