Một trận phun trào núi lửa ở Brazil gần đây vô tình đẩy một phần kim cương của mỏ này lên bề mặt Trái Đất. Các nhà nghiên cứu sau đó thu thập 23 mẫu kim cương và phân tích thành phần đồng vị của helium trong đó.
Kết luận được đưa ra là hầu hết các viên kim cương được hình thành ở độ sâu 150-230 km dưới lớp vỏ Trái Đất, sau đó trồi lên bởi dòng chảy magma. Trường hợp hiếm hoi, số kim cương được hình thành ở độ sâu 230-800 km bị đẩy lên trên bề mặt.
"Sau khi phân tích 23 viên kim cương, chúng tôi phát hiện đây có thể là tàn dư của cuộc va chạm giữa Mặt Trăng và Trái Đất từ hàng tỷ năm trước", tiến sĩ Suzette Timmerman tới từ Đại học Quốc gia Australia cho hay.
Kết quả nghiên cứu cuối cùng sẽ được ông Timmerman trình bày tại Hiệp hội đại hóa học và hội nghị Goldschmidt ở Barcelona, Tây Ban Nha vào ngày 23/8 tới đây.
Các nhà nghiên cứu hiện đặt giả thiết về một kho vật chất bên trong lòng đất mà thành phần của chúng không thay đổi trong 4 tỷ năm qua.
Bình luận