Ganymede - mặt trăng lớn nhất trong Hệ Mặt trời, được Kính Thiên văn Hubble quan sát từ những năm 1990. Việc sử dụng những dữ liệu được lưu trữ cũng như dữ liệu mới được công bố trên tạp chí Nature Astronomy giúp các nhà khoa học xác định được sự tồn tại của hơi nước trong 2 thập kỷ qua.
Theo NASA, mặt trăng Ganymede chứa nhiều nước hơn tất cả đại dương trên Trái Đất cộng lại. Tuy nhiên, vì nhiệt độ quá lạnh nên tất cả nước trên bề mặt thiên thể này đều bị đóng băng. Theo các nhà khoa học, do nước bị đóng băng nên không hề có sự bốc hơi nào.
Lorenz Roth thuộc Viện Công nghệ Hoàng gia KTH ở Stockholm, Thụy Điển là người dẫn đầu đội ngũ phân tích oxy nguyên tử của Ganymede.
"Cho tới nay, chỉ oxy phân tử được quan sát. Nó được tạo ra khi các hạt mang điện thoát khỏi bề mặt băng. Hơi nước chúng tôi phát hiện được có nguồn gốc từ sự thăng hoa của băng được tạo ra khi hơi nước thoát khỏi các khu vực băng ấm hơn", ông Roth cho hay.
Trong khi bằng chứng này chưa thể củng cố về tiềm năng của sự sống trên mặt trăng của sao Mộc thì các nhà khoa học cho rằng, phát hiện trên giúp các nhà khoa học hiểu hơn về bầu khí quyển của Ganymede, lịch sử và quá trình tiến hóa của các hành tinh khí khổng lồ khác.
Phát hiện trên cũng cung cấp thêm thông tin về sứ mệnh được gọi là JUICE (JUpiter ICy moons Explorer) - một kế hoạch đưa tàu vũ trụ lên sao Mộc của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và dự kiến bắt đầu vào năm 2022.
Theo NASA, tàu vũ trụ JUICE sẽ tới sao Mộc vào năm 2029 và sẽ dành ít nhất 3 năm để quan sát hành tinh này cùng 3 mặt trăng lớn nhất của nó. Sứ mệnh này sẽ tập trung vào việc nghiên cứu tiềm năng sự sống của Ganymede.
Tàu vũ trụ Juno của NASA, đang nghiên cứu sao Mộc và môi trường của nó sẽ sử dụng thông tin về Ganymede để tiến hành thêm các nghiên cứu. Hồi tháng 6, Juno bay gần Ganymede hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào và ghi lại được những bức ảnh khi nó đi qua thiên thể này.
Bình luận