Dù có kích thước khổng lồ như vậy, nhưng hố đen này mới chỉ là hố đen lớn thứ hai trong dải ngân hà sau hố đen siêu khổng lồ Sagittarius A.
Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện hố đen này trong một đám mây khí độc nằm cách Trái Đất 25.000 năm ánh sáng. Được gọi là hố đen khối lượng trung bình, hố đen mới này góp phần giúp các nhà khoa học tìm hiểu về sự hình thành của những vật thể hố đen khổng lồ.
Giáo sư Tomoharu Oka và các đồng nghiệp sử dụng những mô phỏng trên máy tính để tìm ra hố đen. Bên cạnh đó, họ còn nhận thấy sự phát xạ của đám mây bao quanh hố đen gần giống với một phiên bản thu nhỏ của hố đen siêu lớn đang hoạt động trong dải ngân hà. Dù vậy, hố đen mới được tìm thấy là một hố đen không hoạt động.
Trước đây những hố đen khổng lồ cỡ này đã được xem là có tồn tại. Nhưng phải đến ngày nay, chúng mới thực sự được xác định bằng các công nghệ khoa học tiên tiến trong khi rất khó để tìm thấy hố đen vì chúng chỉ có một màu đen duy nhất.
Hố đen là khoảng không gian với trọng lực lớn đến nỗi hấp thu tất cả ánh sáng đi qua mà không phản chiếu lại bất cứ ánh sáng nào. Tuy nhiên trong một số trường hợp bên trong hố đen có những phản ứng có thể nhìn thấy được.
Giáo sư Oka cho biết, các hố đen siêu lớn có thể được hình thành từ các hố đen khối lượng trung bình như sự kết hợp của các ngôi sao trong cụm sao nhỏ. Mỗi hố đen thường có kích cỡ bằng khoảng 0.5% kích cỡ thiên hà chủ của nó.
Hố đen được các nhà khoa học đánh giá là thành phần quan trọng trong việc hình thành nên các thiên hà, các ngôi sao và thậm chí cả sự sống.
Video: Những hình ảnh cực đẹp về thiên hà
Bình luận