Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chụp được hình ảnh có độ phân giải cao của một trong những rãnh tháo nước lớn nhất trên hành tinh đỏ.
ESA cho biết sự kết hợp giữa hoạt động núi lửa, kiến tạo, sụp đổ bề mặt và sụt lún dẫn tới hiện tượng giải phóng lượng nước ngầm cực lớn từ khu vực Echus Chasma trên sao Hỏa cách đây 3,4 - 3,6 tỷ năm. Sau đó, nước ngầm làm ngập khu vực Kasei Valles, tạo ra một hệ thống rãnh trải dài khoảng 3.000 km trước khi chìm vào vùng đồng bằng rộng lớn Chryse Planitia.
"Những trận siêu lũ cổ đại này để lại dấu vết trên những đặc trưng địa hình có thể quan sát thấy ngày nay", ESA kết luận.
Trong loạt ảnh mới có độ phân giải cao do tàu Mars Express chụp hôm 25/5/2016, miệng hẻm núi Kasei Valles hình thành do trận siêu lũ cổ đại hàng tỷ năm về trước. Miệng hố va chạm rộng gần 25km tên Worcester Crater vẫn chống chọi được lực xói mòn của trận lũ dữ dội.
Nhiều mảnh vụn bao quanh miệng hố đã xói mòn theo thời gian trong khi phần ở hạ nguồn trận lũ vẫn nguyên vẹn nhờ miệng hố Worcester tạo thành tường chắn bảo vệ. Tuy nhiên, mảnh vụn bao quanh một miệng hố khác nhỏ hơn ở gần đó không có dấu hiệu bị ảnh hưởng, chứng tỏ nó ra đời sau trận lũ hẻm núi Kasei Valles hình thành do trận siêu lũ cổ đại hàng tỷ năm về trước.
Video: Hai "nàng thơ" của sao Hỏa đến từ đâu?
Bình luận