(VTC News) - Những dấu chân khủng long to nhất từ trước tới nay được cho là xuất hiện vào thời cuối của kỷ Creta hay còn gọi là kỷ Phấn trắng (cách đây khoảng 80 triệu năm).
Tại Hội thảo khoa học về động vật xương sống tổ chức tại Los Angeles (Mỹ) công bố, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Hokkaido Nhật Bản và Học viện Khoa học Mông Cổ cùng tiến hành khảo cổ, phát hiện ra “vũ trường” khủng long chân thú (theropoda) tại phía Đông sa mạc Gobi (Mông Cổ).
Khủng long chân thú (theropoda) là một nhóm khủng long lớn nhất trong các họ khủng long, đa phần là ăn thịt, phát triển đa dạng trong suốt kỷ Tam điệp, Jura và Creta (Phấn trắng).
Hình mình họa hàng ngàn dấu chân khủng long được tìm thấy trên vách đá |
Phó Giáo sư Đại học Hokkaido Nhật Bản, ông Kobayashi cho biết, có tất cả 18 “cụm dấu chân”, mỗi cụm dài 52m, rộng 22m.
Trong mỗi cụm lại xuất hiện 3 đến 8 hóa thạch trứng khủng long có đường kính 13cm. Ông Kobayashi cũng cho hay, mặc dù trước đó hàng ngàn dấu chân khủng long thuộc họ Theropoda cũng được tìm thấy tại bang Montana (Mỹ) và Bồ Đào Nha, tuy nhiên đây là lần đầu tiên phát hiện ra hàng nghìn dấu chân trên diện rộng như thế này.
Trong mỗi cụm lại xuất hiện 3 đến 8 hóa thạch trứng khủng long có đường kính 13cm. Ông Kobayashi cũng cho hay, mặc dù trước đó hàng ngàn dấu chân khủng long thuộc họ Theropoda cũng được tìm thấy tại bang Montana (Mỹ) và Bồ Đào Nha, tuy nhiên đây là lần đầu tiên phát hiện ra hàng nghìn dấu chân trên diện rộng như thế này.
Theo nhận định, những dấu chân lần này là của loài khủng long liềm rồng (Therizinosaurus), với đặc điểm nổi bật là móng vuốt chân trước của nó lên tới 75cm. Chúng dùng móng vuốt này để chống lại kẻ thù hoặc cắn xé con mồi.
Trước đây, các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng khủng long thuộc họ Theropoda có cuộc sống “đơn độc”. Thế nhưng, việc phát hiện ra vết tích của Therizinosaurus đã hé lộ rằng, chúng cũng có cuộc sống “tập thể” trong suốt thời kỳ sinh sản.
Ông Kobayashi cho biết, trong những hóa thạch trứng khủng long, các nhà nghiên cứu phát hiện ra có vết tích của việc ấp trứng, và tỉ lệ nở là 70%.
Khủng long liềm rồng duy trì cuộc sống bầy đàn để bảo vệ trứng của mình khỏi sự tấn công của kẻ thù bên ngoài, duy trì nòi giống.
Ông Kobayashi cho biết, trong những hóa thạch trứng khủng long, các nhà nghiên cứu phát hiện ra có vết tích của việc ấp trứng, và tỉ lệ nở là 70%.
Khủng long liềm rồng duy trì cuộc sống bầy đàn để bảo vệ trứng của mình khỏi sự tấn công của kẻ thù bên ngoài, duy trì nòi giống.
Phúc An
Bình luận