Chiếc dao có chất liệu bằng đồng còn nguyên vẹn, được đúc bằng phương pháp thủ công, có trọng lượng khoảng 1kg.
Ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám Đốc bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, chiếc dao găm cổ nói trên được phát hiện tại gia đình ông Nguyễn Văn Minh ở xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân.
Chiếc dao này có chất liệu bằng đồng còn nguyên vẹn, được đúc bằng phương pháp thủ công, có trọng lượng khoảng 1kg, kích thước chiều dài 35cm, chiều rộng lưỡi dao rộng 5cm.
Đặc biệt cán dao được trang trí giống hình người, hai cánh tay chống hông tạo dáng mang phong cách Đông Sơn, có mũ, quần áo với các họa tiết hoa văn tinh xảo.
Theo ông Hạnh thì chiếc dao găm Đông Sơn này là một trong số loại hình vũ khí thuộc thời văn hóa Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độc đáo về hình dáng và phong phú về số lượng.
Đây không chỉ là loại vũ khí chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ cách đây hàng nghìn năm mà còn là một trong những tác phẩm nghệ thuật cổ độc đáo có giá trị cần được bảo tồn và nghiên cứu.
Theo Dantri
Trong quá trình sưu tầm, khảo sát các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), các cán bộ bảo tàng Hà Tĩnh đã phát hiện một chiếc dao găm giống hình người có niên đại khoảng 2.500 năm.
Dao găm cổ vừa được phát hiện ở Hà Tĩnh |
Chiếc dao này có chất liệu bằng đồng còn nguyên vẹn, được đúc bằng phương pháp thủ công, có trọng lượng khoảng 1kg, kích thước chiều dài 35cm, chiều rộng lưỡi dao rộng 5cm.
Đặc biệt cán dao được trang trí giống hình người, hai cánh tay chống hông tạo dáng mang phong cách Đông Sơn, có mũ, quần áo với các họa tiết hoa văn tinh xảo.
Tay cầm của cây dao có hình mặt người |
Theo ông Hạnh thì chiếc dao găm Đông Sơn này là một trong số loại hình vũ khí thuộc thời văn hóa Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độc đáo về hình dáng và phong phú về số lượng.
Đây không chỉ là loại vũ khí chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ cách đây hàng nghìn năm mà còn là một trong những tác phẩm nghệ thuật cổ độc đáo có giá trị cần được bảo tồn và nghiên cứu.
Theo Dantri
Bình luận