• Zalo

Phát hiện chủng vi khuẩn mới có thể 'cứu thế giới'

Thế giớiThứ Bảy, 12/03/2016 08:05:00 +07:00Google News

Các nhà khoa học đã phát hiện một chủng vi khuẩn có thể ăn nhựa. Đây là một phát hiện có ý nghĩa lớn và giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa hiện nay.

(VTC News) - Tờ CNN ngày 11/3 đưa tin, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra một chủng vi khuẩn giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa đang gia tăng hiện nay.

Các loài vi khuẩn này có thể phá hủy loại nhựa phổ biến nhất hiện nay, Polyethylene terephthalate (PET), hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo, thuộc loại nhựa polyester. Loại nhựa này thường dùng để tạo ra các chai nước, hoặc được sử dụng trong sản xuất quần áo làm từ polyester, khay đựng thực phẩm đông lạnh và bao gói. 

Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra một loài vi khuẩn ăn nhựa PET.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra một loài vi khuẩn ăn nhựa PET. 

Phát hiện được công bố trên tạp chí Khoa học (Mỹ) vào thứ sáu, cho biết: “Ideonella rakaiensis là một loại vi khuẩn có thể phá vỡ cấu trúc các hạt nhựa của PET nhờ các enzyme. Các enzyme này sẽ tạo ra một chất hóa học trung gian có thể phá vỡ cấu trúc của nhựa PET.

Sau đó các enzym này sẽ được vi khuẩn hấp thụ lại và chúng trở thành “thức ăn” cung cấp cho vi khuẩn lượng carbon và năng lượng để loài vi khuẩn này phát triển".

Diễn đàn kinh tế quốc tế WEF cảnh báo: “Phát hiện của các nhà khoa học Nhật Bản thực sự là một điều có ý nghĩa lớn. Bởi gần 1/3 lượng chất thải nhựa trên thế giới không được xử lý và bị thải trực tiếp ra môi trường và gây hại trực tiếp đến cuộc sống của con người“.

Các báo cáo của WEF, dựa trên kết quả phân tích của 20 cuộc nghiên cứu và phỏng vấn cùng với 180 chuyên gia cho thấy, chỉ có 14% bao bì làm bằng nhựa được thu gom để tái chế và thậm chí theo tính toán, trong lượng chất thải nhựa trên các đại dương vào năm 2050. 
Xem video: Vi khuẩn 'ăn thịt người' tấn công IS
Nguyễn Ly ( Theo CNN)
Bình luận
vtcnews.vn