Liên quan đến sự việc một cô giáo bị phạt 5 triệu đồng vì chê Chủ tịch tỉnh An Giang là có “cái mặt kênh kiệu” trên trang facebook cá nhân, đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) tỏ ra không đồng tình về cách xử phạt này.
Đánh giá về sự việc, đại biểu Trần Khắc Tâm chia sẻ, ông được biết sự việc qua báo chí, chưa đọc trang facebook của cô giáo kia thực tế đã viết cụ thể ra sao về Chủ tịch tỉnh An Giang. Anh nhận xét: “Theo cảm nhận của tôi, nếu chỉ bảo “nhìn cái mặt kênh kiệu” trên facebook thì chưa phải là vấn đề gì lắm vì người ta có quyền đánh giá mình.
Người dân hay cử tri có quyền đánh giá mình hay ông chủ tịch đó như thế nào, mặt kênh thì người ta nói kênh thôi! Chứ bây giờ xử lý sao được, nếu người ta xúc phạm nặng nề thì khác còn về mặt cảm xúc thì người ta có quyền nói”.
Đại biểu Trần Khắc Tâm cho rằng, có nhiều hình thức xúc phạm nhưng hình thức như phản ánh thì chưa thể gọi là xúc phạm. “Tôi nghĩ không đáng, không hợp lý để bị phạt 5 triệu như vậy”, đại biểu Tâm nói.
“Đối với các cá nhân vừa bị phạt theo tôi không nên phạt, có sơ xuất gì đi chăng nữa thì có nhắc nhở. Giờ phạt 5 triệu thì người ta đóng 5 triệu nhưng nếu người ta không hài lòng sẽ có những hình thức khác và người ta lại tiếp tục. Người ta đánh giá bằng cảm xúc của họ, phạt 5 triệu là quá đáng.
Tôi cho rằng nên lắng nghe, góp ý, xem lại mình, cái quan trọng nhất là phải chân tình lắng nghe xem mình có kênh kiệu không? Nếu mình kênh kiệu thì phải thay đổi. Lãnh đạo 1 địa phương là 1 người hay, dở thì người ta có quyền đóng góp”.
Trả lời câu hỏi nếu bị đánh giá là kênh kiệu, đại biểu sẽ ứng xử ra sao, ông Tâm cho biết: “Nếu tôi bị đánh giá là kênh kiệu tôi sẽ trao đổi trực tiếp với người đó xem quá trình mình làm việc, mình hành xử, mình trao đổi với cấp dưới, nhân viên mình có gì sơ xuất để mình chấn chỉnh lại mình để người ta đừng nói mình là kênh kiệu nữa.
Phải làm sao thu hút được người ta đóng góp, cho người ta gần gũi với mình để mình hoàn thiện hơn. Nếu họ chỉ nói mình kênh kiệu mà xử lý thì nay mai ai người ta đóng góp cho mình. Nếu mà khen, người xu nịnh khen thì sao? Khen mà họ làm không được việc thì hỏng rất nhiều công việc chung. Khen không đúng, xu nịnh thì ứng xử làm sao? Tôi đặt trường hợp nếu giờ cô giáo kia quay ngược lại khen ông Chủ tịch tỉnh thì ông Chủ tịch có thưởng không? Tôi nghĩ là hơi quá đáng, chưa đến mức phải phạt như vậy”.
Đại biểu Tâm cho biết anh chưa bao giờ nghe những lời đánh giá như vậy nhưng cũng không dám chắc chắn về điều này: “Tôi chưa bao giờ bị nói như vậy nhưng cũng có thể người ta nói mình chưa nghe được, nếu họ nói tôi sẽ lắng nghe, trong quá trình làm việc mình không tránh được sơ xuất. Người ta góp ý mình phải lắng nghe chứ không thể dùng mệnh lệnh hành chính mà phạt 5 triệu đồng, 10 triệu đồng như vậy. Đối xử như vậy là hơi nặng nề!”.
Nguồn: Infonet
Đánh giá về sự việc, đại biểu Trần Khắc Tâm chia sẻ, ông được biết sự việc qua báo chí, chưa đọc trang facebook của cô giáo kia thực tế đã viết cụ thể ra sao về Chủ tịch tỉnh An Giang. Anh nhận xét: “Theo cảm nhận của tôi, nếu chỉ bảo “nhìn cái mặt kênh kiệu” trên facebook thì chưa phải là vấn đề gì lắm vì người ta có quyền đánh giá mình.
Người dân hay cử tri có quyền đánh giá mình hay ông chủ tịch đó như thế nào, mặt kênh thì người ta nói kênh thôi! Chứ bây giờ xử lý sao được, nếu người ta xúc phạm nặng nề thì khác còn về mặt cảm xúc thì người ta có quyền nói”.
Đại biểu Quốc hội Trần Khắc Tâm |
Đại biểu Trần Khắc Tâm cho rằng, có nhiều hình thức xúc phạm nhưng hình thức như phản ánh thì chưa thể gọi là xúc phạm. “Tôi nghĩ không đáng, không hợp lý để bị phạt 5 triệu như vậy”, đại biểu Tâm nói.
“Đối với các cá nhân vừa bị phạt theo tôi không nên phạt, có sơ xuất gì đi chăng nữa thì có nhắc nhở. Giờ phạt 5 triệu thì người ta đóng 5 triệu nhưng nếu người ta không hài lòng sẽ có những hình thức khác và người ta lại tiếp tục. Người ta đánh giá bằng cảm xúc của họ, phạt 5 triệu là quá đáng.
Tôi cho rằng nên lắng nghe, góp ý, xem lại mình, cái quan trọng nhất là phải chân tình lắng nghe xem mình có kênh kiệu không? Nếu mình kênh kiệu thì phải thay đổi. Lãnh đạo 1 địa phương là 1 người hay, dở thì người ta có quyền đóng góp”.
Trả lời câu hỏi nếu bị đánh giá là kênh kiệu, đại biểu sẽ ứng xử ra sao, ông Tâm cho biết: “Nếu tôi bị đánh giá là kênh kiệu tôi sẽ trao đổi trực tiếp với người đó xem quá trình mình làm việc, mình hành xử, mình trao đổi với cấp dưới, nhân viên mình có gì sơ xuất để mình chấn chỉnh lại mình để người ta đừng nói mình là kênh kiệu nữa.
Phải làm sao thu hút được người ta đóng góp, cho người ta gần gũi với mình để mình hoàn thiện hơn. Nếu họ chỉ nói mình kênh kiệu mà xử lý thì nay mai ai người ta đóng góp cho mình. Nếu mà khen, người xu nịnh khen thì sao? Khen mà họ làm không được việc thì hỏng rất nhiều công việc chung. Khen không đúng, xu nịnh thì ứng xử làm sao? Tôi đặt trường hợp nếu giờ cô giáo kia quay ngược lại khen ông Chủ tịch tỉnh thì ông Chủ tịch có thưởng không? Tôi nghĩ là hơi quá đáng, chưa đến mức phải phạt như vậy”.
Đại biểu Tâm cho biết anh chưa bao giờ nghe những lời đánh giá như vậy nhưng cũng không dám chắc chắn về điều này: “Tôi chưa bao giờ bị nói như vậy nhưng cũng có thể người ta nói mình chưa nghe được, nếu họ nói tôi sẽ lắng nghe, trong quá trình làm việc mình không tránh được sơ xuất. Người ta góp ý mình phải lắng nghe chứ không thể dùng mệnh lệnh hành chính mà phạt 5 triệu đồng, 10 triệu đồng như vậy. Đối xử như vậy là hơi nặng nề!”.
Nguồn: Infonet
Bình luận